Đây là thông tin được hãng tin CNN dẫn lời nhiều quan chức Mỹ,ýdoMỹkhôngchoUkrainedùngtênlửaATACMStấncôngvùngKurskcủaNga đội hình bologna gặp juventus công bố ngày 16/8 - 10 ngày sau khi Ukraine bất ngờ phát động cuộc tấn công vào vùng biên giới Kursk của Nga. Ukraine tuyên bố đã kiểm soát 82 khu định cư của Nga bao gồm thị trấn Sudzha.
Trước đó, hôm 8/8, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh tuyên bố chiến dịch của Ukraine "phù hợp với chính sách của chúng tôi" về những gì Kiev có thể và không thể làm với vũ khí Mỹ cung cấp, và Kiev đang tự vệ "trước các cuộc tấn công xuyên biên giới”.
Trả lời câu hỏi về việc Ukraine được phép tấn công vào lãnh thổ Nga bao xa, bà Singh nói rằng Mỹ không "ủng hộ các cuộc tấn công tầm xa".
Theo CNN, Washington hiện không cho phép Ukraine sử dụng các loại vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vùng Kursk, bởi tốt hơn chúng vẫn nên được dùng để tiếp tục nhắm mục tiêu vào bán đảo Crưm mà Nga đang kiểm soát.
Nhiều quan chức Mỹ cho rằng quyết định này xuất phát từ "nguồn cung hạn chế" của Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), chứ không phải do lo ngại leo thang căng thẳng.
Lần đầu tiên Mỹ cung cấp ATACMS tầm xa có phạm vi hoạt động hơn 300km cho Ukraine là vào tháng 3, và chỉ công bố thông tin chuyển giao một tháng sau đó. Mỹ hiện vẫn là nước hỗ trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, tiếp theo là Đức.
Cũng theo CNN, Mỹ và các quan chức phương Tây "cảnh báo rằng Ukraine rất khó có thể giữ được quyền kiểm soát" trong lãnh thổ Nga. Các quan chức nhấn mạnh thêm, "còn quá sớm để đánh giá cuộc đột kích vào Kursk sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả xung đột Nga - Ukraine”.