Doanh nghiệp bưu chính Việt mở rộng kết nối mạng lưới sang Trung Quốc_tylekeo tv
Thách thức lớn với doanh nghiệp bưu chính
TheệpbưuchínhViệtmởrộngkếtnốimạnglướisangTrungQuốtylekeo tvo Tổng cục Thống kê, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong năm 2023 ước đạt 173,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong kiến nghị gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh cải cách hơn nữa khâu thủ tục hành chính và đặc biệt là giảm chi phí logistics. Hội này nêu dẫn chứng, chi phí logistics lĩnh vực nông sản Việt Nam rất cao, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chẳng hạn như 1 container chuối chi phí logistics chiếm 15,1% giá trị.
Những năm vừa qua, mạng lưới bưu chính, chuyển phát đã được phát triển với hệ thống phương tiện, các điểm phục vụ phủ rộng toàn quốc. Bên cạnh 2 doanh nghiệp lớn là Vietnam Post và Viettel Post, nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường cũng đã đầu tư phát triển hạ tầng kho bãi, trung tâm khai thác để tổ chức vận chuyển, khai thác và cung ứng dịch vụ.
Ngoài ra, còn có hơn 50.000 doanh nghiệp vận tải và logistics, với phần lớn là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang thuê hạ tầng để vận hành dịch vụ. Với thực trạng đó, các chuyên gia cho rằng, hạ tầng bưu chính, logistics của các doanh nghiệp trong nước còn manh mún, chưa được tối ưu nên chi phí logistics trong nước cũng như kết nối quốc tế còn cao.
Mặt khác, trong 10 năm tới, logistics và thương mại điện tử được dự báo là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp logistics và thương mại lớn trên thế giới đều đã có mặt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính trong nước, nhất là những doanh nghiệp bưu chính truyền thống phải nhanh chóng đổi mới, chuyển đổi số, tự động hóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho chính mình.
Doanh nghiệp bưu chính Việt đẩy nhanh chuyển đổi số, tự động hóa các hoạt động. Nguồn video: Viettel Post
Chiến lược phát triển bưu chính Việt Nam đến năm 2025 xác định tầm nhìn đưa bưu chính thành hạ tầng thiết yếu quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số. Một mục tiêu đến năm 2025 là tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử đạt tối thiểu 30%. Cùng với đó, phát triển ít nhất 3 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường.
Bưu chính tham gia mở rộng kênh kết nối hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc
Nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế lại mạng lưới theo hướng đáp ứng cả nhu cầu phục vụ thương mại điện điện tử và logistics, những năm gần đây, 2 doanh nghiệp bưu chính truyền thống lớn là Vietnam Post và Viettel Post đã có nhiều hoạt động. Kỳ vọng là hình thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và những sản phẩm, dịch vụ khác cho người dùng với chất lượng dịch vụ cao nhưng giá cước phải hợp lý, cạnh tranh được với các doanh nghiệp ngoại.
Riêng về kết nối giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 8/3, Viettel Post đã công bố hoạt động hợp tác về logistics với các đối tác Trung Quốc. Đây là một hoạt động nằm trong kế hoạch mở rộng đầu tư, kết nối mạng lưới ra nước ngoài của doanh nghiệp bưu chính này, với định hướng sẽ phát triển thành công ty công nghệ logistics.
Để khởi động cho việc hình thành các tuyến kết nối thương mại xuyên biên giới giữa Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN, trong ba ngày từ 5/3 đến 7/3, Viettel Post đã làm việc với chính quyền và các doanh nghiệp tại 2 thành phố Nam Ninh, Bằng Tường của Trung Quốc để đi đến ký kết các thỏa thuận hợp tác.
Cụ thể, bên cạnh quyết định đầu tư 2 trung tâm logistics lớn tại Trung Quốc, gồm trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc - ASEAN tại Bằng Tường và trung tâm logistics tại Nam Ninh, Viettel Post cũng công bố hợp tác với doanh nghiệp nước bạn để cùng khai thác hiệu quả vận tải đa phương thức. Từ đó, góp phần hoàn thiện hạ tầng mạng lưới vận chuyển xuyên biên giới để tối ưu chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển và tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Với Vietnam Post, liên tiếp trong tháng 9 và tháng 10/2023, doanh nghiệp bưu chính có quy mô mạng lưới lớn nhất Việt Nam cũng đã có những động thái thúc đẩy hợp tác về bưu chính và logistics với các cơ quan, doanh nghiệp của Trung Quốc.
Trong đó, trung tuần tháng 9 năm ngoái, đoàn công tác của Vietnam Post do Phụ trách Hội đồng thành viên Nguyễn Trường Giang làm trưởng đoàn đã sang thăm và làm việc với Tổng cục Bưu chính quốc gia và Bưu chính Trung Quốc.
Tại buổi làm việc này, lãnh đạo Vietnam Post và Bưu chính Trung Quốc đã trao đổi các vấn đề cần điều chỉnh trong hợp tác thời gian tới, đồng thời bàn khả năng hợp tác ở lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới. Bưu chính 2 nước cũng thống nhất quan điểm hợp tác thông qua việc tổ chức các nhóm công tác theo từng lĩnh vực.
Gần đây nhất, cuối tháng 10/2023, tại Hà Nội, công ty Vietnam Post Logistics và Công ty TNHH quản lý chuỗi cung ứng Trung-Việt-Thái Lý Tưởng Quảng Đông (Ideal Logistics TYZ) đã ký kết hợp đồng hợp tác. Theo đó, 2 doanh nghiệp thống nhất phối hợp để phát triển các hoạt động logistics, kho bãi tại Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế; hợp tác xúc tiến các hoạt động kinh doanh thương mại, thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịch vụ do các bên cung cấp để mở rộng thị trường logistics nội địa và quốc tế.
Các hoạt động mở rộng hợp tác quốc tế theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường thương mại điện tử và logistics phần nào cho thấy các doanh nghiệp bưu chính truyền thống của Việt Nam đang có những bước chuyển dịch, tập trung đầu tư mở rộng hạ tầng mạng lưới để tiếp tục khẳng định vị thế các doanh nghiệp bưu chính chủ lực trong bối cảnh mới.