-Tròn 4 năm sau vụ CĐV Malaysia tấn công CĐV Việt Nam trên khán đài sân Shah Alam trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014,ĐVViệtNamvànỗiámảnhận định giải argentina CĐV Việt Nam vẫn đổ về sân Bukit Jalil cổ vũ cho thầy trò HLV Park Hang Seo. Nhưng CĐV Việt Nam mong muốn không bị tái hiện hành động thiếu thân thiện xảy ra ở AFF Cup 2014.
Malaysia tổn thất nặng vẫn tuyên bố thắng Việt Nam tại Bukit Jalil
Hàng vạn CĐV bủa vây Bukit Jalil chờ mua vé xem Malaysia vs Việt Nam
Thầy Park đăm chiêu, ủ mưu chờ tái đấu Malaysia
Xuân Trường: Tuyển Việt Nam háo hức với chảo lửa Bukit Jalil
Ký ức không thể quên
Ngày 7/12/2014 là một vết nhơ không thể nào xóa bỏ trong lịch sử bóng đá Malaysia. Trong cuộc tiếp đón tuyển Việt Nam tại bán kết lượt đi AFF Cup 2014, một nhóm CĐV Malaysia quá khích đã gây ra cuộc tấn công vào nhóm CĐV Việt Nam ngay trên khán đài sân Shah Alam. Nhóm hooligan Malaysia ném chai lọ và tràn sang tấn công các CĐV áo đỏ, khiến máu đổ, nhiều CĐV đội khách bị thương tích.
Dù phía Liên đoàn bóng đá Malaysia bị phạt, nhiều hooligan quá khách bị bắt sau đó, nhưng hình ảnh về các hooligan Malaysia vẫn là ám ảnh đối với CĐV Việt Nam. Không chỉ có CĐV Việt Nam, ngay tại AFF Cup 2018, nhiều CĐV Myanmar trong chuyến sang Malaysia cổ vũ cho đội nhà ở vòng bảng cũng bị đánh, khiến vấn đề bạo lực trên các khán đài ở Malaysia thực sự nhức nhối.
Ký ức kinh hoàng của các CĐV Việt Nam ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 |
Sáng 9/12, cùng hàng nghìn CĐV Malaysia xếp hàng mua vé vào Bukit Jalil để cổ vũ cho thầy trò HLV Park Hang Seo ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018, nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại về bộ phận CĐV quá khích này của nước chủ nhà Malaysia.
Chị Lưu Thị Huế (sinh năm 1976, quê Cao Bằng) – một người Việt Nam đã sinh sống và làm việc ở Malaysia trong 8 năm qua và cũng từng có mặt trên sân Shah Alam 4 năm trước, lo lắng: "Thực sự tôi cũng hơi lo. Ký ức trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 vẫn như ngày hôm qua. Tôi và biết bao người hâm mộ bóng đá Việt khác muốn đến sân cổ vũ trực tiếp cho tuyển Việt Nam nhưng chưa biết chúng tôi sẽ được bảo vệ như thế nào trên khán đài sân Bukit Jalil".
Chị Lưu Thị Huế (áo trắng) cùng các CĐV Malaysia xếp hàng mua vé sáng 9/12. Ảnh S.N |
Trong khi đó, một CĐV Việt Nam khác là anh Nguyễn Thế Anh, người đã sang Malaysia sinh sống và làm việc từ năm 2002, cho biết, vụ hành hung CĐV Việt Nam trên khán đài Shah Alam cách đây 4 năm chỉ là do một nhóm thiểu số những kẻ quá khích gây nên, nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh CĐV Malaysia. Anh Thế Anh mong muốn những kẻ phá hoại bóng đá cần được xử lý thích đáng.
"Sau sự cố cách đây 4 năm, công tác an ninh ở các trận đấu luôn được người Malaysia đề cao và bảo đảm, nhưng chúng tôi cần biện pháp cụ thể hơn nữa để an tâm tới Bukit Jalil vào ngày 11/12 tới”, anh Thế Anh cho hay.
Cảnh báo không thừa
Lo lắng của các CĐV Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở, bởi không chỉ là nỗi ám ảnh 4 năm trước, mà trận đấu tới đây, việc tất cả được bảo đảm an toàn là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Hàng nghìn CĐV Malaysia chờ mua vé xem trận chung kết. Ảnh S.N |
Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, trong sáng 9/12, Liên đoàn bóng đá Malaysia đã bán vé trực tiếp ở cửa E sân Bukit Jalil cho các CĐV Việt Nam, và số lượng vé vào khoảng 2.000 vé. Tuy nhiên, không ít người hâm mộ nước chủ nhà Malaysia cũng “tranh thủ” sang xếp hàng mua vé ở khu vực bán vé cho CĐV đội khách.
Một CĐV Việt Nam cho biết mình không thể mua được vé do chỉ đến muộn sau nửa tiếng. Việc CĐV chủ nhà mua vé ngồi cả vào khu vực CĐV đội khách chính là bài toán cho lực lượng an ninh sân Bukit Jalil trong trận đấu tới.
Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia đã làm việc với đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Thể thao, Bộ Nội vụ và Liên đoàn bóng đá Malaysia để đảm bảo an toàn cho CĐV.
CĐV chủ nhà ngồi trà trộn cùng người hâm mộ bóng đá Việt Nam trên khán đài là một bài toán cho lực lượng an ninh. Ảnh S.N |
Tại buổi làm việc, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã đề nghị phía Malaysia cũng như Ban Tổ chức trận đấu tạo điều kiện thuận lợi cho các CĐV Việt Nam trong việc mua vé vào sân; có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn; hạn chế không để xảy ra va chạm giữa các CĐV; cung cấp các đầu mối về an ninh, cấp cứu y tế để liên lạc, phối hợp xử lý trong trường hợp khẩn cấp và cần thiết.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiếp tục duy trì, cử cán bộ thường xuyên túc trực đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán, sẵn sàng phối hợp cùng các cơ quan chức năng sở tại xử lý các vấn đề phát sinh, tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Video CĐV Malaysia xếp hàng mua vé trận Malaysia vs Việt Nam:
Bài, ảnh, clip: Huy Phong (từ Kuala, Lumpur)