Phụ huynh Việt nuôi con cũng ở nhiều… thang bậc,ụhuynhViệtnuôiconhếtbaonhiêutiềnhận định bóng đá anh nhà nghèo nuôi kiểu nhà nghèo, đại gia sẵn sàng cho con sống trong nhung lụa.
Phụ huynh dành một khoản không nhỏ hàng tháng để nuôi con ăn học |
Hàng chục triệu mỗi tháng cho con ăn học
Cuộc sống của gia đình chị Thu Mai (Hà Nội) ở mức rất khá giả nhờ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, từ nhà hàng tới bất động sản, xuất nhập khẩu. Nhà có 3 con: lớp 7, lớp 1 và 3 tuổi, hàng tháng anh chị chi một khoản không nhỏ cho các con ăn học.
Ngoài học văn hóa ở trường quốc tế với mức học phí khoảng 10 triệu đồng/ tháng, cô bé lớn còn học piano, học dancesport, học tiếng Anh...
Cô bé lớp 1 hiện mới tốn mỗi tiền học quốc tế và Anh văn. Chị dự định khi con lớn hơn một chút mới cho học đàn, học nhảy như cô chị.
Cậu bé con út cũng tốn gần 10 triệu đồng tiền trường mỗi tháng.
“Nếu gia đình không có điều kiện thì đúng là chúng tôi không thể đáp ứng được mức chi phí cho việc nuôi con như hiện nay.
Tuy nhiên, chúng tôi phải chi mạnh tay vì nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Trước đây vợ chồng chúng tôi đã vất vả, bây giờ chỉ mong con cái được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Hơn nữa, nếu con được học ở môi trường tốt, sau này lớn lên sẽ đáp ứng được sự đòi hỏi và phát triển của xã hội. Nên việc đầu tư cho con cái học hành hiện tại như chúng tôi là cũng theo xu thế, nhiều gia đình viên chức còn cố cho con học trường quốc tế cơ mà” – chị Mai phân tích.
Gia đình hai bên cùng khá giả, ngoài công việc chính ở hai… cơ quan Nhà nước, anh chị Hoàng Sơn còn có 2 cửa hàng thời trang đang làm ăn rất phát đạt ở Hà Nội. Cậu con trai 4 tuổi của anh chị được tạo điều kiện hết mức.
Vợ anh Sơn cho biết sau một số lần chuyển trường, hiện nay anh chị đang gửi con tại một trường mầm non tư thục với học phí 8 triệu đồng/ tháng.
"Nhà có tôi có hai người giúp việc, trong đó một người đến dọn dẹp, nấu nướng theo giờ, còn một người ở lại nhà, chủ yếu là để chăm sóc bé, nhất là mỗi khi bố mẹ cùng phải đi công việc. Lương người giúp việc nhà này, tính luôn vào khoản chi cho bé cũng được, là 4,5 triệu đồng/ tháng".
Ngoài ra, quần áo giày dép anh chị cũng sắm cho con không tiếc tay, tháng nào cũng dăm ba triệu. Tiền ăn buổi tối ở nhà và những ngày cuối tuần cũng là những đồ tươi ngon nhất.
“Tính chi tiết ra, chắc chắn “ông con” ngốn của bố mẹ hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Cũng may là chúng tôi vẫn đủ khả năng” – anh Sơn vui vẻ nói. “Có thằng cu này được 4 năm thì chúng tôi đã “mất” gần tỉ bạc. Sau này chắc còn tốn hơn nữa”.
Không tiền nuôi con ra sao?
Còn chị Nguyễn Thị Tư ở một hoàn cảnh đối lập. Làm nghề nhặt rác ở Thủ Đức (TP.HCM), chị Tư cho biết mỗi tháng hai vợ chồng có thu nhập chưa tới 5 triệu đồng.
Trừ 1 triệu đồng thuê phòng trọ, khoản còn lại ít hay nhiều thì cũng phải trang trải cho đủ một tháng cho 4 người.
Những người lao động chân tay có mức nuôi con vô cùng khiêm tốn (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Không có tiền gửi con tới trường, đứa lớn nhà chị mới 6 tuổi đã theo phụ mẹ nhặt rác. Khi đi làm chị cõng theo cả đứa nhỏ.
“Quần áo của chúng tôi chủ yếu được cho. Mỗi ngày tôi tiêu khoảng 70 nghìn đồng cho 4 người gồm gạo, mắm muối, gia vị, thức ăn, không phải ngày nào cũng được ăn cơm thịt.
Thỉnh thoảng, tôi mua cho con hộp sữa, mà chỉ là hộp sữa vinamilk be bé ấy, chứ không phải sữa bột, sữa ngoại gì.
Trộm vía, hai đứa con tôi chắc biết thương cha mẹ, nên hầu như không ốm đau gì, nên đỡ được nỗi lo tiền thuốc. Tôi chỉ sợ rằng khi các con lớn hơn, phải di học chữ, thì các con tôi sẽ chịu thiệt thòi nhiều vì cha mẹ quá nghèo” – chị Tư buồn rầu chia sẻ.
Gia đình viên chức “phải cố”
Trong khi đó, ông bố hai con, anh Nguyễn Đức Phúc, là kỹ sư xây dựng, cho biết ở nhà anh trong 5 năm đầu, chi phí ăn uống của mỗi đứa con khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Chi phí sinh hoạt và các chi phí khác như quần áo, tã bỉm, đi chơi, đồ chơi, y tế khoảng 2 triệu đồng/ tháng. Tiền để gửi trẻ và thuê người chăm sóc giai đoạn này khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Như vậy trong giai đoạn 5 năm đầu hết khoảng 500 triệu cho mỗi đứa con.
“Từ năm thứ 6 tuổi đến năm 15 tuổi các con không phải nhờ người chăm sóc, nhưng chi phí đầu tư cho học tập và nhu cầu ăn uống, nhu cầu sinh hoạt lại tăng cao.
Mỗi tháng tốn khoảng 12 triệu đồng, như vậy một năm là 140 triệu. Khoảng thời gian này kéo dài khoảng 10 năm, tính ra khoảng 1,2 - 1,4 tỷ đồng.
Mỗi cô cậu mầm non "ngốn" của bố mẹ vài triệu đồng mỗi tháng (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Trong ba năm học cấp ba để đến giai đoạn 18 tuổi, mức chi phí học tập được đầu tư nhiều hơn. Từ bán trú đến ngoại trú, học thêm, học văn hoá. Và các khoản khác là 15 triệu đồng/ tháng, chi phí cả giai đoạn này khoảng 550 triệu. Như vậy để tới năm 18 tuổi chi phí để đầu tư và nuôi con là 2,5 tỷ đồng” – anh Phúc tính chi tiết.
Còn anh Nguyễn Trọng Anh, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM cho biết thu nhập của gia đình khoảng 35 triệu đồng/ tháng, trong đó thu nhập từ vợ làm kinh doanh là chủ yếu.
Chia sẻ về chi phí nuôi con, anh Trọng Anh cho rằng theo kinh nghiệm nuôi con và cháu sẽ phân chia giai đoạn.
Với bé mẫu giáo thì trung bình mỗi tháng các khoản học phí, tiền ăn, chi phí vui chơi, quần áo... không tính trường hợp bệnh tật, là khoảng 6,5 triệu đồng.
Học sinh tiểu học học trường công lập học bán trú, có học anh văn... khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Học sinh học THCS không bán trú, học thêm, Anh văn, đưa đón đi học... khoảng 12 triệu đồng/ tháng.
Học sinh THPT không bán trú, có học thêm, Anh văn khoảng12 triệu đồng/ tháng. Riêng học đại học thì mức chi phí cho con sẽ rẻ hơn.
Theo anh Trọng Anh, đây là mức chi sinh hoạt trung bình dành cho khu vực quận Gò Vấp và Tân Bình nơi gia đình anh và gia đình người thân trải nghiệm.
Anh Trọng Anh cho rằng mức chi nuôi con tuỳ thuộc vào thu nhập của gia đình. "Nếu là… Hoàng Kiều thì khác, còn là "Chúa Chổm" đương nhiên cũng khác”.
Tuệ Minh – Phương Chi