- Trong suốt nhiều chục năm qua,ấychụcnămquachúngtadạytiếngAnhbằngtiếngViệbong da keo nha cai chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN. Ảnh: Lê Văn |
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN cho biết, trong môi trường sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế như hiện nay thì việc tiếp xúc của học sinh với giáo viên (GV) trong lớp học là cơ hội rất tốt cho học sinh sử dụng ngoại ngữ.
Do đó, nếu như năng lực sử dụng ngoại ngữ của GV đảm bảo thì sẽ là kênh rất tốt để tạo cơ hội cho người học sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ mà mình đang học. Từ đó, ông Minh cho rằng, để bồi dưỡng năng lực cho GV thì việc đầu tiên và cần phải nhấn mạnh chính là bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.
Ông Châu Văn Thùy, Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, kết quả khảo sát giáo viên tiếng Anh thuộc địa bàn tỉnh cho thấy, kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của giáo viên yếu hơn các kỹ năng khác. Đây là lý do giáo viên tiếng Anh không sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp học. Từ đó, học sinh cũng không có nhiều cơ hội để nghe tiếng Anh.
Ông Thùy cũng cho rằng, việc bồi dưỡng tất cả các giáo viên đạt chuẩn và giữ được chuẩn là quá trình thường xuyên, lâu dài và tốn kém. Do đó, trước mắt cần tập trung vào bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, tập trung vào các dạng tiếng Anh giao tiếp phổ biến và hiệu quả trong các giờ học.
Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cũng cho rằng, trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt, và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Xuất phát từ thực trang trên, ông Đỗ Tuấn Minh cho rằng, trong việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh hiện nay có 4 từ khóa cần phải quan tâm: Thường xuyên, Hệ thống, Sát thực và Hiệu quả.
Ông Minh cho biết, hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay cần phải tiến hành thường xuyênthay vì theo kiểu mùa vụ như hiện nay, nhất là thường tập trung vào mùa hè.
"Quá cực cho GV khi mà người người nhà nhà hỏi nhau đi nghỉ ở đâu thì họ lại là đi tập huấn ở đâu, bao giờ" - ông Minh nêu vấn đề. "Hoạt động bồi dưỡng GV cần phải được thay đổi để làm sao để làm sao nó trở thành hoạt động diễn ra thường xuyên trong cả năm học".
Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải được thiết kế theohệ thốngnhất định. Các chương trình phải được sắp xếp thành các module để người GV sau khi được bồi dưỡng module ấy thì tích lũy tất cả kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ có thể áp dụng trong giảng dạy.
"Cần tránh tình trạng cũng người GV ấy nhưng nội dung bồi dưỡng của năm này lại lặp lại cái mà họ được bồi dưỡng đây đó một vài năm trước. Có khi nội dung bồi dưỡng năm sau dễ hơn, đơn giản hơn bồi dưỡng năm trước" - ông Minh nói.
Thứ ba, ông Minh cho rằng, nội dung các khóa bồi dưỡng cần phải thiết kế sát thực tếhơn.
"Bản thân chúng tôi là những người tổ chức bồi dưỡng GV cũng thấy mình đâu đó chưa làm được cái GV cần. Chúng tôi vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng với nội dung do mình nghĩ ra, mình nghĩ GV cần mà không khảo sát thực tế, đánh giá thực thế sau khóa bồi dưỡng".
Muốn sát với thực tế hơn thì phải làm thế nào? Theo ông Minh, hiện nay lý thuyết đã có, quan trọng là có dám hành động hay không?
Thứ tư, ông Minh cho rằng, nếu những điều trên làm tốt thì hiệu quảcông tác bồi dưỡng giáo viên sẽ tốt lên. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, cần phải thay đổi việc đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên trong đó đặc biệt quan tâm tới khâu "hậu bồi dưỡng".
Hiện nay, ít có đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng cso cơ hội theo dõi giáo viên của mình khi họ quay trở về địa phương giảng. Hầu hết chỉ dừng lại ở các phiếu đánh giá mà phần lớn điền cho đủ thủ tục hoặc đánh giá theo hướng tích cực dù trong lòng không thấy thoải mái lắm.
Ông Minh cũng cho rằng, các hoạt động thanh tra, dự giờ hiện nay cần phải theo hướng đánh giá, khuyế khích các yếu tố tích cực để các giáo viên sau khi bồi dưỡng có thể thể hiện hay áp dụng những gì mình được học.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề xuất, cần phải thành lập các đơn vị chuyên trách bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh để hoạt động này hiệu quả hơn. "Hầu hết các đơn vị đều cử các giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng ên họ chỉ coi đó là công việc thứ 2 bên cạnh công việc giảng dạy ở đại học".
Để có được một trung tâm như vậy, theo ông Minh cần có đủ các yếu tố từ đội ngũ cán bộ cơ hữu, cơ sở vật chất, nội dung và phương thức tổ chức.
Điều quan trọng nhất, theo ôn Minh là giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng cho GV tiếng Anh cần có sự thống nhất với nhau để tạo ra mặt bằng chung trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các GV.
Lê Văn