Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm với với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh,ủtướngCầnđưagiáodụcvềkhởinghiệpsángtạovàocáccấphọkq u19 y sinh viên; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Cùng đó, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao. Tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp thực tiễn.
Điểm nhấn của sự kiện là Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV_STARTUP) được tổ chức trên quy mô toàn quốc với 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường THCS, THPT tham gia. Cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên từ 12-24 tuổi. Ban Tổ chức đã chọn ra 70 dự án xuất sắc nhất vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các gian hàng |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rất vui khi chứng khiến khí thế sôi nổi mạnh mẽ, đổi mới của ngày hội khởi nghiệp.
Thủ tướng cho hay, vấn đề khoa học phải xuất phát, bám sát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo và đánh giá từ kết quả thực hiện thực tiễn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ông nhấn mạnh, kinh nghiệm cho thấy các quốc gia, doanh nghiệp và từng cá nhân muốn phát triển phải không ngừng đổi mới sáng tạo. Do đó, bắt buộc chúng ta phải đổi mới sáng tạo, phát triển từ cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận, Việt Nam là một nước xuất phát điểm chậm hơn so với các nước khác về khởi nghiệp, về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý còn nhiều điểm vướng mắc. Sự gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp còn hạn chế, còn có khoảng cách, rời rạc.
Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức về kỹ năng, sự sáng tạo, khát vọng và chưa chú trọng phát triển năng lực đặc thù của học sinh, sinh viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV. |
Để phong trào khởi nghiệp chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn cả về chất và lượng, Thủ tướng cho rằng cần coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không phải nhiệm vụ của riêng một ban, bộ ngành, địa phương nào.
“Nhà trường và các thầy cô phải là người truyền cảm hứng, truyền lửa để học sinh, sinh viên xác định rõ mục tiêu, thay đổi tâm thế sau khi ra trường bằng việc dựa vào đổi mới sáng tạo, kiến thức của mình.
Đồng thời cần khuyến khích sinh viên có những sáng kiến, đổi mới sáng tạo, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, những đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể thương mại hóa, áp dụng vào thực tế, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội”.
Thủ tướng nói, muốn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cần phải biết chấp nhận rủi ro. “Đổi mới sáng tạo có nhiều rủi ro lắm. Nhưng cái rủi ro lớn nhất chính là không dám chấp nhận rủi ro, chưa làm đã sợ thất bại, không dám làm”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, muốn có khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì phải có giáo dục đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách, ưu đãi, bố trí nguồn vốn, khuyến khích chuyển giao công nghệ,...
Ông cũng cho rằng cần đưa giáo dục về khởi nghiệp sáng tạo vào nhà trường không chỉ ở bậc đại học, sau đại học mà từ các cấp học.
“Lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực cho sự đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ cách nghĩ, cách làm đến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, truyền cảm hứng, trong đó, lý thuyết phải gắn chặt với thực tiễn, thực hành. Đổi mới mạnh mẽ tư duy từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất toàn diện; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tạo môi trường khởi nghiệp, khả năng sáng tạo cho học sinh, sinh viên”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường sáng tạo cho học sinh và sinh viên.
Thủ tướng cũng lưu ý việc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện thể chế, có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường, giảng viên, sinh viên. “Đầu ra cho các sản phẩm đổi mới sáng tạo rất cần, đề nghị các bộ các ngành nghiên cứu cơ chế chính sách để có đầu ra cho các sản phẩm, bởi đổi mới sáng tạo mà không ra sản phẩm, không được thương mại hóa thì không thúc đẩy, truyền cảm hứng thiết thực”.
Thanh Hùng
6 năm qua Lê Yên Thanh đã đi một hành trình dài. Bỏ qua mức lương 6.000 USD khi còn là sinh viên, Thanh bảo mình chưa bao giờ hối hận vì quyết định từ chối con đường đến nước Mỹ.
(责任编辑:World Cup)