您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Nam Định: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển_ltd bd u23 chau a 正文

Nam Định: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển_ltd bd u23 chau a

时间:2025-01-15 11:20:12 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Nam Định: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển_ltd bd u23 chau a

Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước,ĐịnhNângcaochấtlượngnguồnnhânlựcđápứngyêucầupháttriểltd bd u23 chau a Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX đã xác định đào tạo nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ là một trong 3 khâu đột phá. 

Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đào tạo nghề. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Nam Định triển khai nhiều chính sách ưu đãi trong đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động. 

Toàn tỉnh hiện có 32 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 15 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 6 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 

Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật; vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài; tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định… 

Ngoài ra, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 

Thời gian qua, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển về cả quy mô và chất lượng đào tạo, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Công tác đào tạo đã có những chuyển biển tích cực và đạt được những kết quả đáng kể, từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”. Ngành nghề đào tạo phát triển đa dạng, phong phú gắn với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động; gắn với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đào tạo nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật phục vụ cho thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh.

Đối với người học được thực hiện các chính sách như được tuyển thẳng, ưu tiên khi xét tuyển hoặc thi tuyển (theo đối tượng và theo khu vực) khi đăng ký học nghề theo hình thức đào tạo chính quy hoặc đào tạo thường xuyên ở 3 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp); được học liên thông các cấp trình độ đào tạo; miễn học phí đối với người học là người có công với cách mạng hoặc thân nhân người có công với cách mạng; giảm 70% học phí đối với học sinh, sinh viên học các nghề nặng nhọc, độc hại; giảm 50% học phí đối với học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động…

Cùng với hỗ trợ người học, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp luôn được chú trọng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý thường xuyên được rà soát, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ. 

Một trong những giải pháp căn bản nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là làm tốt công tác phân luồng, liên thông. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, năm 2022, trên 6.100 học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề trình độ trung cấp, đạt tỷ lệ khoảng 25%; 550 học sinh tốt nghiệp THPT học nghề trình độ cao đẳng đạt tỷ lệ khoảng 3%. Kết quả tuyển sinh đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm, từ 33.165 người (năm 2015) lên 35.200 người (năm 2022), góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh lên 48%.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, ngành lao động, thương binh và xã hội tham mưu tỉnh chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra, có sự tham gia của doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động; tích hợp các nội dung đào tạo một cách hợp lý về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, xây dựng chương trình liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho nhóm nghề trọng điểm cấp độ quốc gia và quốc tế; tổ chức đánh giá trình độ tiếng Anh, tin học cơ bản cho học sinh, sinh viên theo chuẩn quốc tế.

Quỳnh Nga