Nam sinh lớp 10 Trường THPT Quốc Oai (Hà Nội) cho biết,ếtkếlạibảngtuầnhoànhóahọcthànhhìnhcámậkết quả frankfurt khi nghe giáo viên phổ biến về bảng tuần hoàn hóa học sáng tạo trong chương 2, môn Hóa học lớp 10, em cảm thấy thích thú nên đã tìm cách thiết kế lại theo sắp xếp của riêng mình.
Ban đầu, Đình Phú cũng nghĩ tới một vài hình dạng phổ biến như hình vòng tròn hay vòng xoáy. Tuy nhiên, nam sinh nhận thấy, những hình dạng như vậy chưa khơi gợi sự hứng thú và ấn tượng với người dùng.
Do đó, thay vì sử dụng màu sắc để phân biệt các loại nguyên tố như phi kim, halogen, kim loại chuyển tiếp, khí hiếm… Đình Phú đã nghĩ ra cách dùng các bộ phận của con cá mập để phân chia các nhóm nguyên tố.
“Ví dụ, ở phần đầu cá là các nguyên tố chu kỳ nhỏ (ngoại trừ các nguyên tố halogen và khí hiếm), nổi bật với hình lục giác màu vàng đại diện cho vòng benzen. Mỗi mặt của hình lục giác sẽ đại diện cho số nhóm. Khi tra cứu, người dùng sẽ tra từ trong ra ngoài, vô tình tạo ra hình ảnh một viên đá màu vàng đang tỏa ra ánh sáng.
Trong khi đó, phần đuôi cá bao gồm khí hiếm và halogen; phần thân là kim loại; phần lưng là phi kim và lanthanide…
Em cũng đặt hình ông Dmitri Ivanovich Mendeleev ở mắt cá như một sự tôn vinh người phát minh ra bảng tuần hoàn đầu tiên”.
Mất 1,5 tháng để hoàn thành sản phẩm, Phú cho biết, điều em học được trong quá trình này là sự đầu tư, tính kiên trì, quyết tâm cao độ.
“Em luôn mong muốn tìm ra cách thức biến việc học trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Để kiến thức trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, việc tự tìm tòi, tổng hợp và thể hiện thành một sản phẩm riêng là cách hữu hiệu giúp kiến thức được lưu giữ lâu hơn trong đầu”, Đình Phú nói.
Cô Nguyễn Thị Vân Anh, người hỗ trợ Phú trong quá trình hoàn thành sản phẩm, đánh giá bảng tuần hoàn này đáp ứng được các tiêu chí như tính sáng tạo, gần gũi. Cách sắp xếp các nguyên tố trên thân cá đã thể hiện học sinh nắm vững quy luật và ý nghĩa của bảng tuần hoàn gốc.
Thầy giáo Trần Đức Thắng, giáo viên Hóa của Trường THPT Marie Curie nhận xét, bảng tuần hoàn của Phú có cách thiết kế sáng tạo, độc đáo, đem lại cách nhìn mới mẻ về sự sắp xếp các nguyên tố hóa học.
“Để sáng tạo được, học sinh phải nắm được những kiến thức nền tảng, hiểu được ý nghĩa của các nguyên tố đặc biệt. Đây là những điều quan trọng giúp khơi gợi cảm hứng học tập, sáng tạo, phát triển tư duy, đồng thời thúc đẩy sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học ở học sinh”.
Tuy nhiên, về mặt khoa học, thầy Thắng đánh giá, bảng tuần hoàn của Dmitri Ivanovich Mendeleev vẫn ưu việt bởi sự rõ ràng, đơn giản, logic và dễ nắm bắt.