Hoàn cảnh khó khăn, tôi muốn xin làm con nuôi Việt kiều_kết quả atletico tucuman
时间:2025-01-23 07:16:06 出处:Cúp C1阅读(143)
- Gia đình tôi làm nông có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Trong khi đó,àncảnhkhókhăntôimuốnxinlàmconnuôiViệtkiềkết quả atletico tucuman bác ruột tôi (anh trai của mẹ tôi) đang sống bên Đài Loan, đã nhập quốc tịch từ lâu, điều kiện tương đối tốt nhưng chưa có gia đình, chưa có con. Hiện tại bác muốn nhận tôi làm con nuôi và đón tôi sang để tiện học tập, chăm sóc.
Xin hỏi luật sư bác tôi có thể nhận tôi làm con nuôi và đưa tôi sang nước ngoài được không? Thủ tục nhận con nuôi như thế nào? Cảm ơn luật sư tư vấn.
Tôi muốn làm con nuôi của bác thì thủ tục thế nào? (Ảnh minh họa) |
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau :
1. Điều kiện người nhận con nuôi và người được nhận làm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
- Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi :
Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2011 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau :
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
- Điều kiện đối với người nhận con nuôi :
Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2011 về Điều kiện đối với người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài quy định “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”.
Dẫn chiếu đến Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2011 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi quy định:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”
Như vậy, nếu bạn và bác bạn đầy đủ các điều kiện đã được trích dẫn ở trên thì bác bạn hoàn toàn có thể nhận bạn làm con nuôi đích danh và đưa bạn sang nước ngoài, tuy nhiên cần lưu ý điều này phải không trái với các quy định của pháp luật Đài Loan về nuôi con nuôi.
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi:
+ Hồ sơ của người xin nhận nuôi con nuôi gồm:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
5. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
6. Phiếu lý lịch tư pháp;
7. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
8. Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ rằng người nhận nuôi con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, do cơ quan có thầm quyền của nước ngoài cấp cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp tại Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp, địa chỉ: 58 – 60 phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
+ Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm có:
1. Giấy khai sinh;
2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3. Hai (02) ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng;
4. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý.
Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Tư vấn bởi luật sư: Hoàng Tuấn Anh; Công ty Luật Themis; Mail: luathemis@gmail.com; SDT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
上一篇:J.K. Rowling phát hành loạt truyện mới về phù thủy
下一篇:Hà Nội không soạn sách giáo khoa riêng cho chương trình phổ thông mới
猜你喜欢
- Ô tô bay lốp trên cao tốc, tài xế vẫn thản nhiên lao vun vút
- Hamas phát video về con tin Israel, đàm phán đạt thỏa thuận đưa thuốc tới Gaza
- Chế độ tử tuất cho người tham gia bảo hiểm xã hội
- Video xe bọc thép Ukraine nổ tung vì trúng tên lửa Kornet của Nga
- Cô gái Việt khởi nghiệp từ nông sản, thành bà chủ ở Iran
- Thanh Thúy đọ sức đối thủ châu Phi, kết quả gây bất ngờ
- Thuê nhà ngắn ngày rồi ‘tiện tay’ bán luôn căn nhà của gia chủ
- Thái Lan tự tin bay cao với Mano Polking
- Tina Tình tái bản sách về mặt tối rùng rợn trong showbiz