Tham dự chương trình có các đồng chí: Lê Hữu Phúc,ếnthắngKheSanhSứcmạnhViệtrực tiếp bóng đá giải Ủy viênTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị; Trần Bình Minh, Ủyviên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Trương Minh Tuấn,Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện các bộ, ngành, Trung ương vàđịa phương, các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang, nhiềuđơn vị quân đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Khe Sanh và hàng ngàn đồngbào các dân tộc của huyện Hướng Hóa. Cách đây 45 năm, vào ngày 20-1-1968, bằng trí thông minh vàtinh thần quả cảm, quân và dân các dân tộc huyện Hướng Hóa đã sát cánh cùng cácquân đoàn, sư đoàn, binh chủng, các đơn vị chủ lực, đồng loạt tấn công các cứđiểm của địch ở Khe Sanh làm đòn nghi binh chiến lược cho chiến dịch Xuân MậuThân 1968. Sau 170 ngày đêm chiến đấu anh dũng, mưu trí và kiên cường,quân và dân ta đã giành chiến thắng hoàn toàn, tiêu diệt 11.900 tên địch; bắnrơi, bắn cháy hàng trăm máy bay và nhiều xe quân sự khác... Ngày 9-7-1968 lá cờ chiến thắng của quân giải phóng kiêuhãnh tung bay trên sân bay quân sự Tà Cơn. Với chiến thắng này, Hướng Hóa trởthành huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, được đánh giá như một “ĐiệnBiên Phủ thứ hai”. Chiến thắng Khe Sanh, Hướng Hóa đã góp phần buộc Mỹ phải xuốngthang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris. Chiến thắng Khe Sanh là một chiến thắng có ý nghĩa rất quantrọng: lần đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam dàn trận ở cấp sư đoàn, lần đầutiên quân đội Mỹ sử dụng hỏa lực và yểm trợ hàng không dày đặc nhất trong lịchsử chiến tranh và lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ phải rút bỏ một căn cứtrọng yếu do áp lực từ đối phương. Chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Khe Sanh 1968 -Sức mạnh Việt Nam” đã tái hiện lại trận đánh có ý nghĩa quyết định chiến thắngKhe Sanh, giải phóng Hướng Hóa của 45 năm trước. Chương trình có sự tham gia của hơn 300 diễn viên chuyênnghiệp Nhà hát Ca kịch Huế, lực lượng bộ đội địa phương và bà con các dân tộcVân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị. Chương trình đã mang đến những ca khúc đi cùng nămtháng để nhớ lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt năm xưa. Trong khuôn khổ chương trình, khán giả được xem các trích đoạnphim tài liệu về Khe Sanh của Mỹ, Anh, Pháp; gặp gỡ các nhân chứng lịch sử quacác phóng sự như: Bà A Rơng (trú tại bản Mỹ Yên, Hạ Lào) là nhân chứng còn sótlại trong vụ thảm sát ở Làng Vây năm 1967, các cựu chiến binh Trung đoàn 101Sông Lam... Bên cạnh đó là cuộc giao lưu với các cựu chiến binh, nhữngngười trực tiếp tham gia chiến đấu tại Khe Sanh như: Thiếu tướng Lê Xuân Tống,người lái xe tăng mang biển số 555 tấn công vào Làng Vây; cựu chiến binh ĐàoXuân Thái, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Phai Khắt... Các nhân chứng lịch sử đã kểlại những câu chuyện cảm động về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ác liệt và mưutrí của quân và dân ta. Những người lính năm xưa tham gia chiến dịch Khe Sanhtham gia chương trình đã ôn lại những kỷ niệm, sự ác liệt của những đợt cànquét, những đợt bom Mỹ tàn phá mảnh đất làng Vây, sân bay Tà Cơn, Khe Sanh, HướngHóa. Chương trình nghệ thuật Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam kếtthúc bằng màn bắn pháo hoa tầm thấp tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. (Theo ĐCSVN) |