Môn Vật lý điểm từ 7,ổđiểmbàithikhoahọctựnhiênthitốtnghiệpTHPTsẽkết quả sabah75 đến 8 sẽ rất nhiều?
Cô Trần Thị Kim Ngân, giáo viên dạy Vật lý của Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho rằng đề Vật lý năm nay là một đề thi “mềm mại”, dễ hơn so với đề thi năm ngoái.
Nhìn chung, theo cô Ngân, các câu hỏi trong đề thi năm nay không mới mẻ.
“Từ câu 1-32, học sinh trung bình khá gần như sẽ làm được hết. Vì vậy, theo tôi, phổ điểm từ 7.75 đến 8 sẽ rất nhiều.
Từ câu 32-36, các dạng bài rất quen thuộc, không có vận dụng vào thực tế nhiều, nên những học sinh học khá, giỏi có thể làm chắc được những câu này. Do đó, mức điểm từ 8 đến cận 9 của năm nay dự đoán sẽ có khả năng nhiều hơn năm ngoái.
Từ câu 36-40 là các câu hỏi phân loại học sinh để giành điểm 9-10” - cô Ngân phân tích.
Điểm trung bình môn Hóa trong khoảng 7-7,5
Cô Khiếu Thị Hương Chi, giáo viên Hóa học của Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng), đánh giá đề thi tốt nghiệp môn Hóa cân đối giữa phần hoá vô cơ và hữu cơ.
Đề thi cơ bản, không có câu hỏi dạng mới, hay quá khó, ít câu hỏi có tính thực tiễn, thực hành, thí nghiệm.
Tuy vậy, với đề thi này, học sinh cần có kỹ năng thực hiện tốt mới có thể làm hết 40 câu trong thời gian cho phép.
“Các học sinh có thể làm tốt 30/40 câu và đạt mức điểm 7,5. Điểm trung bình sẽ trong tầm từ 7-7,5 điểm. Nhưng có lẽ phổ điểm môn Hoá học sẽ lệch về 2 cực 5 và 8” - cô Chi nhận định.
Nhận xét riêng về mã đề 224, cho Chi đánh giá từ câu 41-60 có kiến thức bộ môn cơ bản, câu dẫn ngắn gọn, tường minh. Từ câu 61-70 có 5 câu kiến thức hiểu về tính chất hoá học, học sinh cần đọc kỹ các đáp án. Có 3 bài toán hữu cơ và 2 bài toán vô cơ rất cơ bản, học sinh cẩn thận là có thể hoàn thành tốt.
Câu 71 và 76 xác định số nhận định đúng (1 câu vô cơ và 1 câu hữu cơ) - học sinh cần phát hiện điểm sai trong mỗi nhận định để có lựa chọn đúng. Các câu này yêu cầu học sinh có kiến thức chắc chắn.
Câu 75 và 76 là 2 câu sơ đồ chất (1 vô cơ, 1 hữu cơ), học sinh cần hiểu rõ quá trình chuyển hoá chất - dạng bài đặc trưng của Hoá học.
Bài toán Vô cơ ở các câu 72,74,79: đây là 3 dạng toán tiêu biểu, học sinh phải nắm rất chắc kiến thức để phân tích quá trình phản ứng, tính toán. Những câu này cần kỹ năng tốt.
Bài toán Hữu cơ ở các câu 73,77,80: đây là 3 dạng toán hữu cơ, phân tích đề đòi hỏi học sinh nắm rõ quá trình.
Học sinh có thể bị mất nhiều thời gian làm bài ở câu 73, 74.
Đề Sinh không quá khó nhưng dài, đỉnh của phổ điểm có thể ở 5,5-6,5 điểm
Với môn Sinh học, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố qua đề thi tham khảo.
Theo thầy Công, đề thi phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, có độ phân hóa vừa phải để xét tuyển đại học.
“Đề đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, giảm yếu tố toán, tăng bản chất các vấn đề Sinh học, đòi hỏi thí sinh cần kĩ năng đọc hình và bảng biểu và sơ đồ”.
Cụ thể, về độ khó, thầy Công cho hay 60% câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp và chỉ có 40% câu hỏi dùng để phân hóa, trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao.
“Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không có điểm mới. 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 9 câu Cơ chế di truyền và biến dị, 9 câu Quy luật di truyền, 1 câu di truyền người, 2 câu di truyền học ứng dụng, 3 câu di truyền quần thể, 4 câu Tiến hóa và 8 câu Sinh thái”.
Với mức độ đề này, thầy Công cho rằng các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp.
“Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh đã có thể đạt được 6-7 điểm một cách dễ dàng.
Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Đề không quá khó nhưng dài, các học sinh giỏi và có kĩ năng có thể đạt điểm 10”.