Ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục sửa đổi_soi kèo torino
Ngày 30/12,ànhNghịđịnhhướngdẫnLuậtGiáodụcsửađổsoi kèo torino Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Vẫn có bằng kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ
Theo Nghị định này, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm 4 loại.
Một là bằng cử nhân, cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hai là bằng thạc sĩ, cấp cho người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ba là bằng tiến sĩ, cấp cho người tốt nghiệp tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8.
Ngoài ra, hệ thống có văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư.
Như vậy các văn bằng bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ vẫn còn tồn tại chứ không phải bị "biến mất".
Đặc biệt, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù sẽ do Bộ và cơ quan ngang Bộ quy định hoặc cấp cho người học. Như vậy, Hội nghề nghiệp cấp trung ương sẽ không còn được tổ chức thi cấp chứng chỉ.
Bằng kỹ sư tương đương bằng thạc sĩ
Theo Nghị định, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù gồm chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.
Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Như vậy, với những chương trình đào tạo đại học kéo dài 5 - 6 năm, các trường hợp tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ sẽ có trình độ tương đương bậc 7 của người có bằng thạc sĩ.
Chuyển trường đại học thành đại học: Cần ít nhất 3 trường thành viên
Theo Nghị định, điều kiện để chuyển "trường đại học" thành "đại học" là trường đó phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng, có ít nhất 3 trường thành viên, 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc nhà đầu tư.
Để thành lập trường, các đơn vị phải có 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ đại học trở lên; trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên.
Trường hợp thành lập trường chỉ để đào tạo các chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc có số ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ ít hơn quy định này thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, căn cứ vào tính đặc thù của lĩnh vực hoặc trình độ đào tạo.
Trở thành đại học định hướng nghiên cứu cần trên 100 bài báo/năm
Để được công nhận cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, các trường cần đạt được 5 tiêu chí. Cụ thể là: Đã công bố định hướng phát triển thành cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu trong sứ mạng, mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học; được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
Trường có đơn vị thuộc, trực thuộc nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn; có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo cấp bằng; trong 3 năm gần nhất, có quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% tổng quy mô tuyển sinh và cấp trung bình từ 20 bằng tiến sĩ trở lên trong một năm.
Trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở giáo dục đại học.
Trong 3 năm gần nhất, cơ sở giáo dục đại học công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định danh mục tạp chí khoa học có uy tín làm cơ sở công nhận tiêu chí này.
Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không quá 20; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 50% tổng số giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư không thấp hơn 20% tổng giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.
Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu của trường đại học công lập là giảng viên, cán bộ được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Hội đồng trường quyết định nhân sự hiệu trưởng
Tại trường đại học công lập, nếu hội đồng trường đã được thành lập theo đúng quy định thì hội đồng trường quyết định nhân sự hiệu trưởng và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của trường đại học.
Trường hợp nhiệm kỳ của hiệu trưởng kết thúc đồng thời với nhiệm kỳ của hội đồng trường thì hiệu trưởng được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ cho đến khi cơ quan quản lý trực tiếp công nhận hiệu trưởng của nhiệm kỳ kế tiếp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.
Đối với các trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng và công nhận hiệu trưởng thuộc thẩm quyền của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
Trường đại học được tự chủ mở ngành đào tạo
Các trường đại học được xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp; được quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo.
Ngoài ra, các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài.
Cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định; trong khi các cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính và tài sản; được Nhà nước hỗ trợ phát triển phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và các quy định về đầu tư phát triển giáo dục đại học.
Thúy Nga - Lê Huyền
Muốn chuyển từ trường thành đại học phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ
Muốn chuyển trường đại học thành đại học chỉ còn yêu cầu tối thiếu 3 trường nhưng phải có 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy 15.000 người.
相关文章
Giám đốc công ty mua bán nợ ở Đắk Nông bị bắt
Thông tin từ Công an TP Gia Nghĩa (Đắk Nông) chiều nay cho biết, cơ quan CSĐT Công an TP đã ra quyết2025-01-12U20 Việt Nam thắng "3 sao" trước U20 Guam
U20 Việt Nam thắng "3 sao" trước U20 GuamU20 Việt Nam cần một hiệu số tốt tại vòng loại, phòng trừ t2025-01-12HLV Polking: "Đình Bắc là tương lai của đội tuyển Việt Nam"
Quang Hải không ghi bàn, CLB Công an Hà Nội vẫn thắng đậm Lion City 5-0"Tôi rất vui với chiến thắng2025-01-1210.000 vận động viên tham dự giải marathon tại Vũng Tàu
Giải đấu được công bố hôm 31/5, tại TPHCM. Ông Nguyễn Trung Hinh, Phó chủ tịch (PCT) Liên đoàn điền2025-01-12Hành trình công lý tập 22: Cường bị công an bắt trong lúc đang đi với gái
Tập 22 Hành trình công lý lên sóng tối nay, 28/11, Cường (Do2025-01-12HLV Polking: "Đình Bắc là tương lai của đội tuyển Việt Nam"
Quang Hải không ghi bàn, CLB Công an Hà Nội vẫn thắng đậm Lion City 5-0"Tôi rất vui với chiến thắng2025-01-12
最新评论