Trong tháng 8 vừa qua,àngloạtđịaphươnggiaochỉtiêuvềdịchvụcôngtrựctuyếnchocấpcơsởthứ hạng của rb salzburg UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giao cụ thể chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn trong năm nay. Theo đó, đến cuối năm 2022, các cơ quan hành chính cấp tỉnh (trừ Thanh tra tỉnh), cùng UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu cần đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt tối thiểu 80%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến đạt tối thiểu 60% với cơ quan hành chính cấp tỉnh và ít nhất 50% với UBND cấp huyện, xã. Trước Bà Rịa - Vũng Tàu, trong các tháng gần đây, đã có nhiều địa phương ra quyết định giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến tới từng cơ quan nhà nước trên địa bàn, đó là: Cao Bằng, Cần Thơ, Bến Tre, Bắc Kạn, Sơn La, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái...
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến là 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trong phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trên thực tế, giải pháp giao chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tới các cấp chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố đã phát huy tác dụng trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các địa phương. Đơn cử như, tại Thái Nguyên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đã được nâng từ 28% trong quý I lên đạt khoảng 60% vào cuối quý II. Một trong những nguyên nhân giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại địa phương này, theo đại diện Sở TT&TT Thái Nguyên, là do UBND tỉnh đã giao cụ thể chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công online cho các sở, ngành, địa phương. Hay với tỉnh Yên Bái, tính đến giữa năm nay, đã có 676 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức 4 tại 18/19 sở, ban ngành, 9/9 huyện thị xã, thành phố và 173/173 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4 đạt 73,57% và tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức 4 có phát sinh hồ sơ đạt 100%. Trao đổi với ICTnews, đại diện Sở TT&TT tỉnh Yên Bái cho hay, kết quả trên có được là nhờ tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có việc giao chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ban, ngành, địa phương. Trên phạm vi toàn quốc, tính đến trung tuần tháng 8, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đã đạt 51,49%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số dịch vụ công trực tuyến đã phát huy hiệu quả rõ rệt phục vụ người dân có thể kể đến là dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; dịch vụ đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông. Có thể thấy rằng, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đã có được những chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Nguyên nhân giúp cải thiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được nhận định là do giai đoạn vừa qua các địa phương đã đôn đốc và giao chỉ tiêu thực hiện đến từng sở ngành, quận huyện. Vì vậy, các đơn vị đã tích cực triển khai, vận động người dân, doanh nghiệp chọn dùng dịch vụ công trực tuyến. Theo thống kê, đến nay 97,3% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được các bộ, ngành, địa phương đưa lên cung cấp online mức 4 cho người dân, doanh nghiệp. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã xác định rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, tỉnh cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%. Vân Anh ‘Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số’Nhấn mạnh quan điểm mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. |