Sân bay đầu tiên thế giới xây hoàn toàn ở đảo nhân tạo, chìm dần xuống biển_dự đoán tỷ số tối nay
Xây dựng vào năm 1994,ânbayđầutiênthếgiớixâyhoàntoànởđảonhântạochìmdầnxuốngbiểdự đoán tỷ số tối nay đến nay sân bay Kansai đã hơn 30 tuổi và là sân bay đầu tiên trên thế giới được xây dựng hoàn toàn trên một hòn đảo nhân tạo.
Sân bay quốc tế Kansai tự hào khi sở hữu nhà ga dài nhất thế giới. Đặc biệt, kể từ khi mở cửa tới nay, sân bay này gần như chưa làm mất hay thất lạc món đồ nào của hành khách.
Tuy nhiên sau hơn 30 năm hoạt động, sân bay đang bị lún dần xuống biển ở mức đáng báo động. Đây là vấn đề được các kỹ sư từng lường trước, nhưng không nghĩ vấn đề nghiêm trọng như hiện tại.
Được biết, sân bay này vốn được xây dựng để phục vụ thành phố Osaka, đô thị lớn thứ 2 ở Nhật Bản. Nhóm kỹ sư dự đoán, các phần của hai hòn đảo nhân tạo có thể chìm thêm 4m nữa và ngang với mực nước biển vào năm 2056.
Quay ngược lại quá khứ, ý tưởng xây dựng một sân bay nổi trên biển ra đời từ nhu cầu cấp thiết. Vào cuối những năm 1960, thành phố Osaka đã phát triển vượt quá sức chứa của sân bay nằm sâu trong đất liền.
Nhìn ở yếu tố địa lý, các kỹ sư không thể mở rộng trong thành phố vì xung quanh bao bọc là núi. Giải pháp khả thi duy nhất là một bài toán táo bạo chưa từng được thử nghiệm - xây sân bay ở vùng biển ngoài khơi.
Sau 20 năm lập kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu vào năm 1987. Đây là dự án khổng lồ và tốn kém với tổng chi phí lên tới 14 tỷ USD vào thời điểm đó, tương đương với 40 tỷ USD ngày nay.
Dự án đòi hỏi phải tạo ra hòn đảo hoàn toàn mới, được bảo vệ bởi một bức tường chắn biển dài 11km và kết nối với đất liền bằng cây cầu riêng. Chỉ tính riêng chi phí xây cầu đã ngốn khoảng một tỷ USD.
Khi ra mắt vào năm 1994, thành công của sân bay quốc tế Kansai được dự báo sẽ mở đường cho những sân bay trong tương lai được xây trên mặt nước.
Bất chấp những thành tựu này, hòn đảo bên dưới sân bay đang chìm nhanh hơn dự kiến. Ban đầu, nhóm kỹ sư dự đoán hòn đảo sẽ bị lún khoảng 8m trong vòng 50 năm. Thay vào đó, tình trạng sụt lún diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều. Trong vòng 8 năm đầu tiên, nơi này sụt lún hơn 12m.
Vấn đề nằm ở lớp đất sét bên dưới hòn đảo nhân tạo. Khi các kỹ sư thực hiện nhiều bước để gia cố lớp trên cùng, thì lớp đất sét sâu hơn đầy các túi cát lại khó lường hơn. Tình trạng sụt lún làm tăng thêm chi phí đáng kể với hơn 100 triệu USD để duy trì độ cao của hòn đảo so với mực nước biển.
Bất chấp vấn đề sụt lún, thiết kế của sân bay vẫn là minh chứng cho kỹ thuật tân tiến của Nhật Bản.
Tòa nhà tại nhà ga do kiến trúc sư nổi tiếng Renzo Piano thiết kế, được xây dựng để chống chọi với các thảm họa thiên nhiên bao gồm cả động đất. Năm 1995, trận động đất Kobe tàn phá các khu vực lân cận, thì sân bay Kansai vẫn nguyên vẹn và hoạt động như bình thường.
Thiết kế của sân bay cũng cho phép điều chỉnh liên tục. Nhà ga nằm trên 900 cột đỡ có thể nâng lên hoặc hạ xuống nhằm bù đắp cho tình trạng lún không đều. Ngay cả đường băng cũng xây bằng nhựa đường mềm dẻo thay vì bê tông.
Tuy nhiên những năm gần đây, sân bay đang đối mặt với những rào cản lớn. Năm 2018, bão Jebi đổ bộ vào vịnh Osaka, nhấn chìm kè chắn sóng và làm ngập đường băng gây tình trạng gián đoạn trong 2 tuần.
Sự cố này thúc đẩy các biện pháp nâng cấp tiếp theo bao gồm nâng kè chắn sóng thêm 2,7m để phòng ngừa lũ lụt trong tương lai. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, các biện pháp này có thể duy trì hoạt động cho sân bay trong bao lâu?
Chuyên gia dự đoán, nếu không có những can thiệp đáng kể, các đảo nhân tạo của sân bay có thể chìm xuống dưới mực nước biển vào năm 2067. Điều này khiến gánh nặng tài chính tiếp tục đè nặng.
Trong 30 năm tới, sân bay quốc tế Kansai có tồn tại nữa hay không là điều không ai có thể dám chắc. Tuy nhiên, vị trí của nó trong lịch sử không thể thay đổi.
Suốt những năm hoạt động, nơi này vẫn là một trong những sân bay bận rộn nhất châu Á, phục vụ hàng triệu hành khách mỗi năm. Sân bay cũng đóng vai trò quan trọng trong triển lãm Osaka vào năm nay, là cửa ngõ đón khoảng 28 triệu lượt khách.
相关文章
Sai phạm tại tổ hợp Mường Thanh: Phó chủ tịch Đà Nẵng cương quyết xử lý
Sáng nay kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục phiên chất vấn tại hội2025-01-11Sẽ xây dựng bộ CSDL quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 88 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý và thực2025-01-11Nhìn lại năm 2016 đáng quên của Yahoo
Yahoo là một cái tên xuất hiện trong làng công nghệ từ lâu, một thời cạnh tranh kịch liệt với Google2025-01-11Facebook thử nghiệm hệ thống xác thực kiểu mới
Facebook thử nghiệm hệ thống xác thực kiểu mới. Ngoài các cài đặt tiêu chuẩn, Facebook cũng hỗ trợ h2025-01-11- Chương trình được tổ chức để tưởng nhớ cố nghệ sĩ Diego Chula - nhà thiết kế người T&a2025-01-11
'Xử lý SIM kích hoạt sẵn phải thường xuyên, liên tục'
- Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định công tác thu hồi SIM kích hoạt sẵn cần được thực hiện thường2025-01-11
最新评论