Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
TheốchộiXửlýnghiêmhànhviviphạmphápluậtvềmôitrườlịch thi đấu bóng đá giao hữu hôm nayo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao năm 2019; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, hiện đang nổi lên vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên. Mặc dù, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhưng ô nhiễm nước, không khí... vẫn chưa được khắc phục, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhiều vụ việc bị phát hiện nhưng việc xử lý chưa nghiêm nên không có tác dụng răn đe.
"Báo cáo Chính phủ cho rằng, tội danh về ô nhiễm môi trường khó xác định là không thuyết phục. Phải chăng các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, chỉ xử lý hành chính mà không chú trọng xử hình sự. Đề nghị Chính phủ phải quan tâm vấn đề này," đại biểu nêu rõ.
Cũng quan tâm về vấn đề tội phạm ô nhiễm môi trường, đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang) dẫn kết quả, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
Cụ thể, các lực lượng đã phát hiện 22.535 vụ vi phạm pháp luật về môi trường với 2.782 tổ chức và 20.663 cá nhân vi phạm. Cơ quan điều tra đã khởi tố 355 vụ, 395 bị can; xử lý hành chính 19.600 trường hợp, phạt trên 243,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đại biểu Ngô Sách Thực cho rằng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực: hoạt động xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp; chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại không đúng quy định; nhập khẩu phế liệu, thiết bị máy móc đã qua sử dụng trái quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, các khu chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản và môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân.
“Việc xử lý vi phạm về môi trường vừa qua đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe. Số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vi phạm phát hiện được, chỉ chiếm 1,58%. Có phải nguyên nhân chủ yếu là một số tội danh về môi trường khó xác định thiệt hại như báo cáo Chính phủ nêu hay còn có nguyên nhân nào khác,” đại biểu băn khoăn.
Theo đại biểu Ngô Sách Thực, nguyên nhân của tình trạng này là do việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa nghiêm, có nơi còn né tránh; có hiện tượng nhờn luật, coi thường pháp luật, chấp nhận phạt cho tồn tại, sau vẫn tái phạm.
Đặc biệt, tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự năm 2015 không có tội nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường trong thực tế là rất lớn.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường hiện nay còn thiếu hoặc chưa được sửa đổi kịp thời.
Đại biểu đề nghị cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo tính đồng bộ, khả thi; kiên quyết không để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối đồng thời xây dựng, bổ sung hệ thống chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe và kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
“Đề nghị phải rà lại các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, đánh giá lại tác dụng của xử phạt hành chính, xử lý nặng hơn nếu tái phạm. Công khai các xử phạt hành chính về môi trường lần 1, lần 2..., các cơ sở tái phạm, các vụ việc chuyển sang cơ quan điều tra để khởi tố, điều tra,” ông Ngô Sách Thực nhấn mạnh.
Trấn áp mạnh tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Qua thảo luận, nhiều đại biểu đánh giá cao việc tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” đã bị trấn áp mạnh, tạo được chuyển biến tích cực; các vụ án tham nhũng được xét xử, xử lý nghiêm không có vùng cấm.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều băng nhóm, đường dây hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng trăm tỉ đồng xuất hiện với mức độ ngày càng nghiêm trọng, xảy ra nhiều nơi, khiến người dân lo lắng.
Theo đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai), qua các phương tiện thông tin, qua nghiên cứu của cử tri, lĩnh vực bất động sản đang là môi trường cho các đối tượng lừa đảo hoành hành mạnh nhất.
Trong đó, việc hình thành các băng nhóm lừa đảo tinh vi, có tổ chức gây bất ổn cho tình hình an ninh trật tự, xã hội, kinh tế đồng thời tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng cho vay, vô tình tiếp tay cho dự án "ma" và các băng nhóm lừa đảo.
Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo, thanh kiểm tra ngăn chặn kịp thời tình trạng này.
Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, hiện nay còn nhiều công ty lừa đảo hoạt động kiểu Công ty Alibaba, Công ty Angel Lina hình thành dự án ma, phân lô bán nền, sinh ra liên minh ma quỷ, băng nhóm xã hội đen với thủ đoạn chuyên nghiệp, tinh vi.
Ban đầu họ vẽ dự án, giới thiệu rầm rộ, giăng bẫy người mua để thu tiền. Sau đó, bằng các hợp đồng ủy quyền, các đối tượng này sang nhượng bán dự án lòng vòng theo kiểu "ve sầu lột xác" để lừa lọc không chừa một ai, đẩy hàng trăm gia đình vào hoàn cảnh khốn khổ, thậm chí đến đường cùng.
Từ thực tiễn này, đại biểu đề nghị chính quyền các cấp, Bộ Công an, các cơ quan tố tụng tập trung chỉ đạo, tấn công quyết liệt, điều tra truy tố nghiêm nhóm đối tượng này đồng thời xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm công chức tiếp tay để dự án ma tồn tại.
Cải cách thủ tục thi hành án dân sự
Thảo luận về Báo cáo về công tác thi hành án năm 2019, các đại biểu đánh giá, Chính phủ, Bộ Tư pháp, hệ thống cơ quan thi hành án dân sự đã nỗ lực, cố gắng, có nhiều giải pháp tập trung quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu về thi hành án dân sự được Quốc hội giao. Vì thế, kết quả năm sau cao hơn năm trước, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn hạn chế, tồn tại. Công tác thi hành án dân sự kết quả về tiền chưa cao so với số tiền có điều kiện thi hành án nhất là về án tín dụng, ngân hàng. Từ thực tiễn, một số ý kiến cho rằng, những khó khăn, bất cập về thể chế là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến tình trạng này.
Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) đánh giá, cơ chế xử lý tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chưa đồng bộ, chưa theo kịp thực tiễn. Đây là nhóm vướng mắc lớn, dẫn đến kết quả thi hành án toàn quốc về tiền thấp, nhất là án tín dụng ngân hàng.
Theo đại biểu, đối với người Việt Nam, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất là tài sản lớn. Tuy nhiên, việc quản lý trên thực tế còn chồng chéo, phức tạp như tài sản chưa đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản có biến động về hiện trạng, diện tích...
Bên cạnh đó, sau khi kê biên, loại tài sản này vẫn phải ưu tiên giao cho người phải thi hành án sử dụng, quản lý và khai thác. "Không có tài sản đấu giá sạch làm cho quá trình giới thiệu, bán đấu giá và bàn giao tài sản trúng đấu giá rất khó khăn. Trong thực tế, có vụ việc thông báo bán đến 18-20 lần mà không có người mua, đấu giá trúng mấy năm không bàn giao được. Quy định về thẩm định giá bán đấu giá tài sản còn nhiều bất cập," đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp, hệ thống thi hành án dân sự tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, các bộ ngành, cấp ủy chính quyền địa phương tăng cường sự phối hợp chặt chẽ.
Quốc hội nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế, tổng kết thực tiễn và sửa đổi một cách đồng bộ Luật Thi hành án dân sự năm 2014 theo hướng cải cách hành chính, thủ tục thi hành án dân sự, đề cao nguyên tắc: mọi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được chấp hành nghiêm./.
Theo TTXVN
顶: 6踩: 55489
评论专区