Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã và đang thay đổi tư duy sản xuất,ôngdânVĩnhPhúcthíchứngvớichuyểnđổisốlịch ngoại hạng anh tuần này kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý quy trình sản xuất, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử…
Qua đó tạo dựng phương thức kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, kịp thời bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số (CĐS) trong dòng chảy của thời đại.
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng, xu hướng tất yếu để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị.
Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh quyết liệt đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn nông dân nâng cao nhận thức về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh.
Hỗ trợ nông dân tham gia CĐS từ khâu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng website đến tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) và nền tảng trực tuyến.
Từ đó giúp người nông dân có được mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.
Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng CĐS được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh như các mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt; cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp; ứng dụng hệ thống sấy lạnh nông sản; xây dựng hệ thống chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Đặc biệt là việc ứng dụng mạng xã hội, nền tảng trực tuyến như Zalo, Facebook, Tiktok và hệ thống website để chủ động chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm... nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Từ đó góp phần xây dựng thương hiệu và tăng thu nhập so với hình thức sản xuất, kinh doanh truyền thống.
Các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods có sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80.000 hộp/tháng thông qua hệ thống đại lý phân phối và nền tảng trực tuyến.
Bắt đầu xây dựng “thương hiệu cá nhân” để bán các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods trên nhiều nền tảng trực tuyến, từ năm 2022 cho đến nay, anh Lê Văn Cường, thôn Mỹ Đức, xã Văn Quán (Lập Thạch) từ một người không rành sử dụng các thiết bị công nghệ, khó khăn khi áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh đã trở thành chủ nhân của kênh Tiktok với hàng nghìn lượt người đăng ký theo dõi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Cường cho biết: “Việc xây dựng kênh bán hàng và livestream vào một số giờ nhất định giúp những video clip giới thiệu sản phẩm dễ dàng tiếp cận tới đông đảo khách hàng và có cơ hội lọt top xu hướng.
Vì thế, tôi không ngần ngại học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kiến thức, kết nối với một số người nổi tiếng để ký hợp đồng quảng cáo, livestream bán sản phẩm trên nền tảng này. Từ đó góp phần đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods không chỉ được nhiều người biết đến thông qua hệ thống 60 đại lý phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn có nhiều lượt đặt mua trực tiếp trên các nền tảng số như Tiktok, Shopee, Postmart.vn... với sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80 nghìn hộp/tháng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động địa phương.
Bắt nhịp với CĐS, anh Phạm Văn Xuân, thôn Lau, xã Hoàng Lâu (Tam Dương) là một trong những nông dân đã tiên phong xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích lên tới 3,2ha.
Trong đó, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 9.000m2 và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cảm biến điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây trồng.
Với phương châm canh tác các loại rau, củ, quả, hoa chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình anh trở nên thuận lợi hơn, sản phẩm xuất bán được giá cao hơn so với phương thức canh tác thông thường, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Không dừng lại ở đó, mô hình của anh còn được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học tập để ứng dụng tại địa phương.
Anh Xuân còn nhận thiết kế, lắp đặt hệ thống nhà kính và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Xuân cho biết: Nhờ hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát quá trình sản xuất nông nghiệp theo ý muốn.
Đồng thời thường xuyên cập nhật được thông tin, kiến thức cũng như kết nối với thị trường, đưa nông sản lên các nền tảng số mà ít tốn chi phí phát sinh.
Từ đó giúp xóa nhòa ranh giới về địa lý, thời gian; tháo gỡ những điểm nghẽn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa cũng như ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại thu nhập cao.
Có thể nói, thành công bước đầu của những nông dân như anh Cường, anh Xuân nói riêng và nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh nói chung trong việc thay đổi tư duy, áp dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh không chỉ đem về “trái ngọt” khi sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và sức tiêu thụ mạnh trên thị trường mà còn lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm đến mọi tầng lớp nhân dân.
Từ đó dần hình thành thương hiệu riêng, mở rộng tiếp cận thị trường đa nền tảng, góp phần giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thích ứng với công cuộc CĐS theo đúng định hướng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
TheoNgọc Lan (Báo Vĩnh Phúc)
顶: 3踩: 3772
评论专区