Thầy Ken Halla là một giáo viên người Mỹ đã có 22 năm giảng dạy môn Lịch sử. Trong suốt 5 năm qua,ầygiáoMỹchiasẻlợiíchtừviệcchohọcsinhdùngđiệnthoạitronggiờsố liệu thống kê về west ham gặp chelsea thầy đã tích cực đưa điện thoại di động vào việc giảng dạy. Nhờ đó, các học sinh của thầy luôn cảm thấy hứng thú trong mỗi tiết học. Không những thế, thầy Halla còn lập ra 3 website về giáo dục có lượt truy cập nhiều nhất nước Mỹ, bao gồm “Blog giáo viên Lịch sử thế giới”, “Blog giáo viên Mỹ” và “Blog giáo viên Lịch sử Mỹ”. Các trang web này đã giúp giáo viên khắp nơi dễ dàng làm quen hơn với công nghệ, đồng thời cung cấp cho họ các tư liệu hữu ích để phục vụ cho giảng dạy. “Không phải lớp học nào cũng có điều kiện trang bị máy tính xách tay. Chính vì vậy, điện thoại di động đã trở thành thiết bị rất có ích đối với giáo viên”, thầy giáo này nói. Cũng theo thầy giáo Halla, số lượng học sinh có điện thoại thông minh vẫn đang tăng nhanh chóng mặt trong vài năm qua. Nếu như trước đây, các em chỉ có điện thoại 'cục gạch', không thể làm gì khác ngoài nghe gọi và nhắn tin, thì bây giờ hầu hết có có điện thoại thông minh. Theo số liệu thống kê của công ty Nielson, có đến 58% trẻ em Mỹ độ tuổi từ 13-17 sở hữu điện thoại. Con số này dường như đang tăng dần theo từng năm. Trước thực tế đó, thầy Halla đã đưa ra một số mẹo để giúp học sinh ứng dụng điện thoại vào việc học tập một cách hiệu quả. Không làm theo cách truyền thống Nhiều giáo viên có phản ứng gay gắt trước hành vi sử dụng điện thoại của học sinh. Họ đinh ninh rằng các em đang dùng nó để nhắn tin tán gẫu hoặc giải trí làm xao nhãng việc học. Cách làm của thầy Halla là luôn để mắt tới các em một cách đúng mức. Thầy đã rời vị trí bục giảng, đi xuống khắp các dãy bàn vừa để giúp học sinh làm bài, vừa đảm bảo rằng không ai sử dụng điện thoại vào việc cá nhân. “Thật khó để các em có thể nghịch điện thoại trong giờ học nếu giáo viên luôn đi lại xung quanh”, thầy Halla vui vẻ chia sẻ. Sử dụng điện thoại để đánh giá quá trình học “Remind101”là một ứng dụng trên điện thoại rất có ích cho việc học tập. Ứng dụng này sẽ đưa ra lời nhắc nhở nếu một học sinh đang đến hạn nộp bài tập về nhà. Các bậc phụ huynh cũng rất hứng thú với công cụ hữu ích này. Họ cũng cho hay, nhờ “Remind101”, họ có thể sát sao với con trẻ hơn. “Sau khi phổ biến ứng dụng tới cả lớp, tôi rất ngạc nhiên khi thấy học sinh chăm chỉ làm bài tập về nhà hơn. Sự nhắc nhở thường xuyên đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Có lẽ các em không lười làm bài tập, chỉ là đôi khi quên mất mà thôi”, thầy Halla nói. Ngoài các ứng dụng thân thiện với việc học, thầy Halla còn tìm ra các nguồn tài liệu dồi dào trên mạng thông qua điện thoại di động. Ví dụ như “World Wiki”là một ứng dụng cung cấp thông tin nhân khẩu học cho gần 250 quốc gia khắp thế giới. Hay như “iAmerican”,một ứng dụng cho phép người dùng truy cập thông tin về từng đời Tổng thống Mỹ và lịch sử Nhà Trắng. Một số kiến thức hàn lâm hơn như hiến pháp, pháp luật cũng có thể được tìm thấy nhờ điện thoại thông minh. Thầy Halla đã tổng hợp lại các nguồn tài liệu này, sau đó công khai chúng lên blog cá nhân. Nhờ vậy mà các em học sinh có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm tư liệu. Hãy để cho học trò được thoải mái Thầy Halla cho rằng nên để học trò được giải trí một chút với điện thoại di động. Thầy đã rất ngạc nhiên khi nhận ra nhiều em học sinh có thể tập trung hơn, giữ yên lặng hơn nếu được cho phép nghe nhạc trong giờ tự học bài, miễn là các em đeo tai nghe và không làm ảnh hưởng đến bạn bè xung quanh. “Thật là kì diệu. Những tiếng xì xào trong lớp hầu như đã biến mất. Tốc độ làm bài của các em tăng lên khi tôi áp dụng phương pháp này”, thầy Halla nói. Thầy cũng yêu cầu các em nghe nhạc trên các trang web phát nhạc tự động để học sinh không bị xao nhãng khi cố tìm bài hát mới. Nếu có kiến thức cần truyền đạt thêm, thầy Halla chỉ cần yêu cầu học sinh bỏ tai nghe và điện thoại xuống, sau đó tập trung vào lời thầy nói. “Tôi nghĩ các thầy cô nên thích nghi với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, nếu không trong tương lai, họ sẽ chính là những người bị thụt lùi và khó tiếp cận với học sinh của mình”, thầy Halla chia sẻ. Trường Giang(Theo National Education Association) Phụ huynh 'chia rẽ' trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờTrong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút. |