Trong thế giới Ả Rập,ịtríkhôngngờcủamèotrongHồigiáovàthếgiớcá cược châu âu hình ảnh, sự tôn kính và thuần hóa mèo là một truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Mèo được ướp xác Việc thuần hóa những con mèo hoang đầu tiên được cho là diễn ra ở khu vực Lưỡng Hà cách đây hơn 100.000 năm trước. Mèo hoang giết và ăn các loài gây hại cho nền nông nghiệp. Vì vậy, mèo là bạn đồng hành với người nông dân khi chúng được thuần hóa. Trong quá khứ, việc vận chuyển mèo từ Ai Cập sang các vùng đất khác bị nghiêm cấm. Những người giết mèo đã bị xử tử. Mèo thậm chí còn được ướp xác. Vị thần Bastet mang hình dáng người phụ nữ có cái đầu mèo là một trong những vị thần được người dân Ai Cập cổ đại tôn sùng nhất. ![]() ![]() ![]() Nữ thần Bastet bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn xấu xa và bệnh tật, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Cũng như nhiều vị thần trong tôn giáo Ai Cập, Bastet đóng vai trò tiếp dẫn linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Ngược đãi mèo là đọa địa ngục Văn hóa Hồi giáo, theo nhiều cách, đã áp dụng nhiều khía cạnh thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với mèo. Nhà tiên tri Muhammad- người sáng lập Hồi giáo- được cho có một con mèo yêu thích tên là Muezza. Nhà tiên tri Muhammad cũng được cho là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mèo trong nhiều hadith (lời răn dạy) của mình.
Những niềm tin này nhấn mạnh rằng những người tử tế với mèo (hoặc bất kỳ tạo vật nào của thánh Allah) đều là một người Hồi giáo tốt.
Việc nuôi mèo dường như cũng là một tập tục phổ biến của người Ả Rập, trước, trong và sau thời của Muhammad. Một người bạn đồng hành của Muhammad tên là Abu Hurayrah- người được mệnh danh là“cha của những chú mèo con”. ![]() Abu Hurayrah luôn mang theo một con mèo trong túi và chính con mèo này đã cứu mạng Muhammad khỏi một con rắn. Có thể thấy, tôn kính mèo là một phần khác biệt của văn hóa Hồi giáo so với các tôn giáo khác. Trong thời hiện đại, mèo được nhiều người Ả Rập và tín đồ Hồi giáo lẫn phi Hồi giáo coi là thú cưng sạch sẽ. Bảo Huy |