Điều đầu tiên xin lưu ý rằng: đây không phải là một bài viết về DotA 2 hay League of Legends gì cả. Cả hai nhà phát hành nổi tiếng Valvevà Riotđều tiếp cập eSports theo các cách khác nhau,ệugiảithưởngcộngđồngcólàtươnglaicủkết quả cúp hoàng đế nhật bản và đây chỉ là một sự so sánh, không mang tính chất gây tranh cãi về trò chơi nào tốt hơn, hoặc ai đúng ai sai tính đến thời điểm này. Trên thực tế, cả 2 đều đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của eSports. Giải thưởng khổng lồ của giải TI3và TI4của Valveđã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ công chúng và eSportsđã được nâng lên một tầm cao mới. Hệ thống giải đấu ổn định, chuyên nghiệp, chống bạo động cho thấy rằng các giải đấu có thể tồn tại được lâu dài, ổn định như các giải đấu thể thao chuyên nghiệp. Với bước ngoặt lịch sử này, sự hợp tác giữaESPNvà eSportsđã mang đến một hiện tượng trước giờ chưa từng có thu hút được công chúng trên toàn thế giới. Và điều dưới đây có thể khá trái ngược với suy nghĩ của các fan DotA 2, tuy nhiên có khá nhiều lý do cần xem xét mà theo đó cơ cấu giải thưởng cộng đồng này nên được xóa bỏ. Và đây là lý do: Mức độ tăng trưởng không được bền vững lâu dài Một trong những lý do chính mà giải đấu với phần thưởng cộng đồng như The International 4 thu hút được rất nhiều sự quan tâm chính là nó đã phá vỡ các kỉ lục. Lợi nhuận củaTI4là lớn nhất trong lịch sử thể thao điện tử như mọi người đều biết. Tuy nhiên giải thưởng sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng như vậy được, và càng có nhiều giải thưởng chứa nhiều con số, một khi chạm đến một ngưỡng nào đó nó sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng rồi sẽ giảm dần so với các năm trước. Cũng như các chuyên gia hiện đang ca ngợi giải thưởng TI4như bằng chứng rằng đây chính là thời đại của eSports, rồi khi sự phát triển bị thuyên giảm hay giải thưởng thụt lùi theo năm thì lại nói rằng eSportsđang bị thụt lùi. Chắc chắn, giải thưởng được đóng góp từ những cộng đồng game thủ như thế này có lẽ sẽ có thể tiếp tục phát triển trong nhiều năm tới, giống như hai tựa game DotA 2vàLeague of Legendsvẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu thụt lùi nào trong việc phổ biến toàn cầu. Nhưng sớm hay muộn, sẽ có một thời điểm bão hòa khi mà giải thưởng không thể tiếp tục lên cao, và báo chí lúc đó sẽ lại được dịp nói nói rằng eSports chỉ là một niềm đam mê – niềm đam mê nhất thời và bây giờ đang chết dần chết mòn. Và có rất nhiều điều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mà chúng ta không hề hay biết. Ví dụ, hai team của Trung Quốc có thể lại gặp nhau trong trận chung kết của giải đấu năm sau. Rồi năm sau đó nữa thì sao, bạn có nghĩ rằng những người hâm mộ ở Mỹ và châu Âu có khả năng sẽ đóng góp nhiều vào Compendium? Những người này mua Compendium vì họ muốn cảm thấy như đang đóng góp một chút vào phần thưởng dành cho đội tuyển yêu thích của mình nếu chiến thắng. Vì vậy, nếu một đội hoặc một khu vực nào đó mở ra một kỷ nguyên thống trị (như Hàn Quốc trongLeague of Legends), người hâm mộ từ các khu vực khác sẽ ít quan tâm đến việc đóng góp phần thưởng hơn. Cuối cùng, eSportsnên và có thể làm theo tấm gương của các bộ môn thể thao bình thường khi muốn nói đến việc phát triển bền vững: giải thưởng nên đến từ các nhà tài trợ và từ lợi nhuận riêng của giải đấu như bán vé vào cửa, các mặt hàng được bán ra hơn là dựa vào lòng hảo tâm có thể thay đổi của các fan hâm mộ. Mạng lưới tốt, nhưng trọng tâm lại hoàn toàn sai chỗ. Một vấn đề khác của giải thưởng cộng đồng này là nó được đặt trọng tâm sai vị trí. Hãy nhìn vào mức độ phủ sóng củaTI4bên ngoài vòng cạnh tranh DotA 2. Vấn đề không phải về các đội đang cạnh tranh thi đấu, và thường nó cũng không nói về những người hâm mộ đang góp phần vào giải thưởng. Đó là về tiền bạc, dễ dàng hơn thì có thể nói rằng “Wow, mọi người có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách chơi game ngay bây giờ!” Và trong khi thu hút được rất nhiều sự chú ý đến các ngành công nghiệpeSports(điều này là tốt), nó có thể gây hại nếu nó còn tiếp tục như vậy. Khi bạn nhìn vào các phương tiện truyền thông của các giải vô địch thể thao truyền thống, nó hầu như luôn nói về các tập thể, các cá nhân tham gia. Có cốt truyện, có tính chất phim kịch, và nó thực sự hấp dẫn! Nó không hề đề cập tới vấn đề người chiến thắng sẽ ra về với bao nhiêu tiền. Như trường hợp này: bạn có biết Real Madridnhận được số tiền thưởng là bao nhiêu khi đoạt được chức vô địch Champions Leaguenăm nay mà không sử dụng Googlekhông? Thậm chí nếu bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt môn bóng đá, tin chắc rằng bạn cũng không biết được. Nhưng ngay cả những người không thực sự để ý đến DotA 2cũng biết rằng đội chiến thắng năm nay sẽ về nhà mới 5 triệuUSD trong tổng giải thưởng 10 triệuUSD. Đó là điều tuyệt vời khi giải thưởng khổng lồ này đã thu hút được sự chú ý từ công chúng, nhưng bây giờ chúng ta đã có sự chú ý đó rồi, các nhà tổ chức giải đấu nên cố gắng tập trung sự chú ý vào các đội tuyển đang cạnh tranh cho giải đấu. Điều này sẽ giúp giải đấu phát triển bền vững hơn, bởi vì trong khi con số khổng lồ rất bắt mắt, thì những đội tuyển tham gia thi đấu và những game thủ ấn tượng lại bị lu mờ bởi sự cường điệu của các con số. Một giải thưởng lớn thường kèm theo những điều bất cập Với một giải thưởng khổng lồ như vậy, mức độ cám dỗ quả thật là không hề nhỏ. Viễn cảnh các nhà quản lý và các game thủ tham gia vào những việc như dàn xếp trận đấu, gián điệp, phá hoại và nhiều hơn nữa có thể xảy ra. Cho nên ở một mức độ nào đó, những thông tin hấp dẫn liên quan đến tiền bạc có thể nên được thống nhất trong một khối gồm vài cán bộ có thẩm quyền và chỉ được công bố khi mà giải đấu kết thúc, điều này sẽ khiến người chơi ít bị đè nặng tâm lý hơn và mang đến những trận đấu đỉnh cao cho khán giả. Thêm vào đó, có rất nhiều nghi vấn phát sinh sau khi giải đấu kết thúc: đội chiến thắng có thực sự nhận được số tiền này? Các game thủ sẽ chia đều hay không? Cán bộ quản lý của đội tuyển sẽ có một phần lợi nhuận chứ? Hay là chủ sở hữu của đội tuyển sẽ lấy hết và chỉ để lại cho các “con gà đẻ trứng vàng” của mình một khoản đủ để biểu dương sự nỗ lực của họ? Nhà phát triển game và các tổ chức eSportscó thể đang cố gắng để điều chỉnh vấn đề này, nhưng sẽ là vô cùng khó khăn để thực hiện với các đội tuyển đến từ khắp nơi trên thế giới và hệ thống pháp luật khác nhau ở mỗi nước. Thử lấy một ví dụ, giải TI5năm tới Trung Quốc lại một lần nữa đăng quang, và công ty chủ quản của đội chiến thắng tìm mọi cách bỏ đi cùng với các khoản tiền thưởng kếch sù, liệu Valvevà đội ngũ pháp lý của Trung Quốc có thể ngăn chặn điều đó? Khuyến khích sự cạnh tranh Nếu các đội tuyển tham gia eSportstrong vài năm tới vẫn duy trì được số tiền thưởng của giải đấu và một vài đội vượt trội hơn so với phần còn lại, có thể hạ gục các phần còn lại của giải đấu một cách áp đảo thì sẽ rất khó để thu hút các nhà tài trợ đầu tư cho đội tuyển, chi trả tiền lương và giữ chân các game thủ chủ chốt. Lớn hơn nữa là viễn cảnh đã giàu lại càng giàu thêm. Khi một đội tuyển chiến thắng một giải đấu lớn, tùy thuộc vào số tiền họ đầu tư vào giải đấu, số tiền thưởng này sẽ giúp họ có được lợi thế so với các đội khác. Ví dụ, 5 triệuUSD có thể được sử dụng để mua lại một trung tâm đào tạo hạng tốt và tuyển mộ các huấn luyện viên xuất sắc, chiêu mộ các game thủ có kỹ năng cao để đảm bảo sự thành công của đội tuyển. Theo cách này thì việc đưa ra một khoản tiền thưởng hấp dẫn sẽ thu hút những người đã chiến thắng có thể tham dự giải đấu lần tới. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong bóng đá. Ví dụ: lần cuối cùng Barcelonavà Real Madridkết thúc giải đấuLa Ligamà không nằm trong top bốn là khi nào? Họ thay nhau thống trị giải đấu mỗi năm vì họ có khả năng chi trả nhiều hơn so với các đội bóng khác. Nhiều tiền hơn nghĩa là các trang thiết bị tốt hơn, các cầu thủ đẳng cấp hơn, chinh phục thị trường dễ dàng hơn và thu hút được nhiều fan hâm mộ, tăng doanh thu, chu kỳ này lặp đi lặp lại liên tục. Mặc dù thực trạng bóng đá phức tạp hơn rất nhiều và không thực sự liên quan đến các khoản tiền thưởng, song điều cơ bản tương tự có thể áp dụng vào eSportstrong một thời gian ngắn nếu các đội tuyển hàng đầu được thưởng một khoản tiền lớn tạo điều kiện cho việc phát triển nhân sự, cơ sở vật chất của họ. Ý kiến của bạn thế nào? Hình thức giải thưởng cộng đồng của DotA 2 đã giành được sự quan tâm to lớn từ cộng đồng game thủ tới giải đấu. Nhưng eSportssẽ cần phải vượt qua quãng thời gian này nếu như muốn có một sân chơi lâu dài, bền vững và đáng tin cậy cho các đội tuyển, game thủ và người hâm mộ. Hữu Trung - theo gamesinasia