发布时间:2025-01-26 08:35:16 来源:PhongThuyBet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Vợ chồng tôi có một con trai,ừamuađượcnhàmớitôiphảigánhthêmcảgiađìnhemchồbxh c2 châu âu một con gái. Con gái lớn năm nay 7 tuổi, con trai 5 tuổi.
Từ khi cưới nhau, chúng tôi ở phòng trọ. Cuộc sống không quá khó khăn nhưng vì mục tiêu cố gắng mua nhà để "an cư lạc nghiệp", cho con cái môi trường sinh hoạt tốt, chúng tôi phải tiết kiệm chi tiêu nhiều năm liền.
Gia đình chồng tôi có 2 anh em. Vì là anh cả nên chồng tôi mặc định gánh thêm trách nhiệm với em gái. Sau khi ra trường, anh phụ trách nuôi em ăn học, tìm việc và lo dựng vợ gả chồng, giúp em gái yên bề gia thất.
Tôi rất thoải mái về điều đó. Vì với tôi, anh chị phải có trách nhiệm cùng bố mẹ lo cho em. Tuy nhiên, trách nhiệm về kinh tế nên dừng lại khi có gia đình riêng, anh cũng cần vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình.
Tôi biết rằng sau lưng tôi, anh vẫn gửi tiền cho em gái. Nhiều lần tôi khuyên anh nên để cô ấy tự lo cho cuộc sống riêng. Anh thương em nhưng chính tình thương vô điều kiện đấy lại khiến cô ấy ỉ lại.
Vì thế, vợ chồng không ít lần hậm hực. Tôi đành nhắm mắt làm ngơ, lên tiếng nhiều lại sợ mang điều tiếng với nhà chồng.
Thực tế bao năm qua, vợ chồng tôi và vợ chồng em gái vẫn ở 2 nhà trọ cạnh nhau. Chồng tôi nói, nếu có điều kiện thì anh em sống cạnh nhau vẫn hơn, có gì còn chạy qua chạy lại.
Nghe hợp tình hợp lý nhưng ở cạnh nhau tôi mới thấy, đó chẳng qua là sự ỉ lại của em gái chồng.
Vợ chồng cô ấy có con gái 3 tuổi nhưng việc đưa đón con đi học mặc định là chồng tôi, vì anh ấy thuận đường. Ban đầu, em chồng nhờ tôi nấu cơm cho cả nhà cô ấy vào hôm cô ấy về muộn.
Lâu dần, chẳng cần nhờ vả mà mặc định mỗi tối đi làm về, kéo sang nhà tôi ăn cơm, xong vợ chồng đèo con đi dạo phố, bỏ mặc tôi dọn dẹp bát đũa. Nếu tôi cằn nhằn với chồng, anh sẽ là người dọn dẹp, không bao giờ góp ý một lời với em chồng.
Sự ỉ lại như thói quen khiến tôi cảm thấy rất khó chịu, áp lực và thực sự như gánh nặng.
Mãi đến đầu năm nay, vợ chồng tôi cuối cùng cũng thực hiện được giấc mơ sở hữu căn nhà chung cư nội thành Hà Nội. Mặc dù chỉ là căn nhà nhỏ khoảng 70m2, với tôi, đó là tổ ấm hạnh phúc - vừa có môi trường sinh hoạt tốt hơn, vừa giãn khoảng cách với gia đình em chồng.
Sau một tháng dọn về nhà mới, em chồng nhắn cho tôi: "Cuối tuần này, nhà em dọn đến ở nhờ nhà hai bác khoảng một tháng, trong lúc tìm thuê nhà mới. Bên chủ nhà thu lại nhà trọ để quy hoạch. Chị dọn phòng Sam, Sóc (tên 2 con của tôi) cho vợ chồng em nhé".
Gọi ngay cho chồng, anh biết chuyện nhưng không nói với tôi. Với anh, việc cưu mang em gái là cần thiết, dù sao cô ấy chỉ ở đến khi tìm được nhà mới.
Tôi góp ý thẳng với em chồng, giờ ai cũng có công việc bận rộn, chiều về lại xoay với con cái nên em cố gắng phụ cùng chị việc nhà.
Ấy vậy, cô em chồng cắt ngang: "Chị không cần nấu cơm, nhà em sẽ ăn ngoài trước khi về nhà. Nhà em chỉ mượn phòng của 2 cháu để ngủ thôi. Chắc chưa đến một tháng là tìm được nhà mới".
Ai dám để cô ấy ăn ngoài cả tháng? Đã không phụ cơm nước, đằng này nhà cửa cũng không dọn dẹp. Quần áo tắm xong vứt ngổn ngang, vợ chồng cô ấy ăn đêm thì bát đũa để nguyên trong bồn rửa.
Em rể là người hút thuốc, mặc dù chỉ hút ngoài ban công vẫn không tránh được việc ảnh hưởng đến không gian sống của cả gia đình, đặc biệt là 2 con tôi.
Thêm nữa, các con tôi đã lớn, cần có không gian riêng để sinh hoạt và học tập, nay chen chúc trong phòng với bố mẹ, tôi thấy xót xa vô cùng.
Có lẽ mọi sự khó chịu sẽ dừng lại khi gia đình em chồng chủ động chuyển đi sau một tháng như dự kiến ban đầu. Đến nay là 6 tháng, gia đình cô ấy vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Sau mỗi giờ tan làm, tôi không muốn về nhà. Nghĩ đến cảnh có nhà riêng nhưng không có không gian riêng, tôi rất mệt mỏi.
Đã nhiều lần tôi ý kiến với chồng nhưng anh đều ậm ừ cho qua. Tôi phải nói gì để em chồng có lòng tự trọng và tự lập cho gia đình riêng của cô ấy?
Theo Dân trí
相关文章
随便看看