Ba công trình,ệuđồngchosángkiếngiáodụckhảkeo.nhà cái ý tưởng hay cho ngành giáo dục vừa nhận giải thưởng 100 triệu đồng/giải của chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục năm 2016. Theo đại diện ban giám khảo- ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, những công trình xuất sắc nhất của Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục rất tương xứng với kỳ vọng của ban giám khảo, có sản phẩm chỉ ở mức ý tưởng hay nhưng có tác phẩm đã được khảo nghiệm nhiều nơi. “Theo tôi, để công trình được sản xuất đại trà và có thể thương mại hóa thì các nhóm tác giả cần được hoàn thiện để cạnh trạnh với nước ngoài” - ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.
“Để không còn những ngã rẽ cuộc đời” Chứng kiến những bạn bè và học sinh của mình phải bước sang những ngã rẽ bất hạnh của cuộc đời vì thiếu kiến thức giới tính, giáo viên Lê Thị Bé Nhung đã nghiên cứu công trình: “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học”.
Đánh giá về công trình này, thành viên ban giám khảo chương trình - ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: “Đây là đề tài nói lên quan điểm “học để sống” với ý nghĩa thiết thực. 10 mô-đun chương trình được xây dựng rất logic và hợp lý” Giải quyết tình trạng khan hiếm xác hiến cho Y học Trước thực trạng khan hiếm xác hiến cho Y học do quá trình bảo quản xác phức tạp và văn hóa người Việt, nhóm tác giả Lê Văn Chung, ĐH Duy Tân, Đà Nẵng đã triển khai công trình: “Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Sinh viên và Giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe”.
“Chúng tôi tạo ra cơ thể ảo hoàn chỉnh với những chi tiết toàn toàn giống người thật với tỉ lệ chính xác có thể in 3D thành các bộ phận thay thế được. Sản phẩm 3D thực tại ảo của chúng tôi xây dựng sẽ giúp hỗ trợ sinh viên học môn giải phẫu có thể tương tác, trực quan và bóc tách các chi tiết trên cơ thể ảo giúp người học hình dung, quan sát các chi tiết một cách đầy đủ và đúng đắn, các mốc giải phẫu được tùy biến” - nhóm tác giả trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết. Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nhận xét rằng: “Đề tài này rất hay, hấp dẫn, cần được nghiên cứu thêm để có thể dạy trong môn Sinh học trong trường phổ thông chứ không chỉ phục vụ sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe”. Học sinh giỏi nhưng không hiểu kiến thức sách giáo khoa “Các thiết bị thí nghiệm nước ngoài rất hiện đại, các học sinh chỉ ngồi bấm máy để ra kết quả, học sinh không hiểu, kĩ năng, tôi tự hỏi năng lực người học như thế nào? Đó là lý do nhiều học sinh giỏi của tôi nhưng không biết nội dung sách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã tự làm các bộ thí nghiệm này” - anh Nguyễn Quốc Huy, tác giả công trình Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý chia sẻ.
Công trình này gồm 10 thiết bị thí nghiệm và có tiến hành 29 thí nghiệm với các phương án khác nhau phục vụ giờ học thực hành Vật lý và đào tạo giáo viên ở các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng Sư phạm. Đánh giá về công trình này, ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng đây là một công trình rất triển vọng vì tác giả đã tự mày mò dựa trên kinh nghiệm của giảng viên nhiều năm hướng dẫn sinh viên thực hành. Đồng thời, tác giả cũng đã khảo nghiệm công trình này ở trong thực tế.
Xuân Thạch |