Các em học sinh vẫn hằng ngày vất vả đi trên cây cầu ấy,ọckhôngphảilàđitìmđiểmsốtỉ số trận ngoại hạng anh còn người lớn thì loay hoay sửa chữa, thỉnh thoảng lại đưa ra một sáng kiến, một thử nghiệm làm các cháu chỉ muốn khóc. Jes bảo, hãy thử nghĩ đến việc xây một cây cầu mới, giống như ngài Edison bảo, nếu cứ loay hoay cải tiến cái đèn dầu, thì sẽ chẳng bao giờ có đèn điện. Như thế, khi cần phải chặt đứt quá khứ để lên đường.
Triết lý giáo dục được hình dung như cây cầu được xây trong ước vọng của cả một dân tộc. Các chủ đề học tập là hệ thống các giá trị liên kết với nhau thể hiện ước vọng ấy. Còn các môn học là phương án để thực thi hệ thống giá trị này. Triết lý giáo dục giống như trụ đỡ, các chủ đề học tập và các môn học là những nhịp cầu.
Jes kể, em trai Jes học cấp 3 theo chương trình tú tài quốc tế (IB). Không hẳn vì học sinh tốt nghiệp IB được các đại học trên toàn thế giới chào đón, nhất là các đại học hàng đầu như Harvard, Stanford (Mỹ) mà vì một trong các triết lý của IB là để khuyến khích học sinh có khuynh hướng quốc tế, điều phải làm trước tiên là cần có hiểu biết về nền văn hóa và về chính đất nước mình.
Nếu anh không hiểu mình, không có giá trị của riêng anh thì anh chẳng là ai cả. Giống như trên một đĩa salat, anh vẫn phải là ngọn rau trong một tổng thể hài hòa. Trong tổng thể đó, mỗi học sinh sẽ được học để trả lời cho các câu hỏi như: Chúng ta là ai? Ở đâu trong thế giới này? Thể hiện mình như thế nào? Thế giới này vận hành ra sao? Chúng ta tổ chức cuộc sống của mình như thế nào?...
Trong chương trình IB, các môn học được chia thành 6 nhóm, em trai Jes được chọn mỗi nhóm một môn để học. Nhìn vào danh sách các môn học, hẳn làm bạn ngạc nhiên vì có thể có môn mới được nghe lần đầu như TOK (lý thuyết về kiến thức), Ngôn ngữ và Nghệ thuật trình diễn, hay các môn như ở đại học: Quản trị kinh doanh, Kinh tế học, Triết học, Tâm lý, Các tôn giáo trên thế giới, Nhân chủng học xã hội và văn hóa, Toán cao cấp, Phạm vi vào cấu tạo của hệ thống máy tính…
Đặt hiện thực giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn đó, tôi không khỏi băn khoăn lo lắng: giáo dục của nước ta đang ở đâu trên cây cầu mà thế giới đang đi này?
Có hai vấn đề giáo dục thế giới khác chúng ta. Một là các môn học mới và các môn giống ở đại học chiếm 2/3 số môn học, 1/3 còn lại thuộc về các môn truyền thống như Lý, Hóa, Sinh. Hai là học sinh chỉ chọn học một môn từ mỗi nhóm môn, các môn còn lại không phải học, và theo cách nói thông thường là “không biết gì”. Chẳng hạn nếu chọn Kinh tế thì 7 môn còn lại trong nhóm, trong đó có Lịch sử và Địa lý, học sinh sẽ “không biết gì”. Khái niệm giáo dục toàn diện là học tất cả các môn sẽ sụp đổ, học sinh tốt nghiệp tú tài quốc tế sẽ trượt khi phải làm 4 bài thi tốt nghiệp tích hợp từ 8 hay 12 môn học như các phương án 2 và phương án 3 trong dự thảo về Kỳ thi quốc gia.
Chẳng cần học tú tài quốc tế, thì em trai của Jes (người Nhật), lúc học tiểu học đã phải tập chạy 4 km, tự chuẩn bị cho các chuyến đi dã ngoại qua đêm, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết đàn, biết hát và tự tin trước đông người.
Chúng ta đang bàn quá nhiều về các kỳ thi và hy vọng chuyện thi cử được giải quyết thì sẽ giải quyết được các vấn đề kéo theo của giáo dục. Thi cử chẳng là gì cả nếu việc học thuần túy chỉ để thi. Tôi cứ ước chẳng có kỳ thi nào để việc dạy, việc học được trả về trạng thái tự nhiên cần có. Học là đòi hỏi nội tâm chứ không phải việc đi tìm điểm số.
Đào Tuấn Đạt
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn相关文章:
相关推荐:
0.7389s , 7159.703125 kb
Copyright © 2025 Powered by Học không phải là đi tìm điểm số_tỉ số trận ngoại hạng anh,PhongThuyBet