Sự kiện do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Victoria School phối hợp tổ chức nhằm khuyến khích các em nữ sinh từ 13 đến 15 tuổi tham gia vào các lĩnh vực khoa học,òngchungkếtSTEAMforGirlsSânchơisángtạochonữbxh sec công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEAM). Phát biểu khai mạc sự kiện, GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Có rất nhiều nhà khoa học nữ nổi tiếng thế giới như Marie Curie - nhà khoa học đầu tiên nhận hai giải Nobel trong các lĩnh vực Vật lý và Hóa học, nổi bật với nghiên cứu về phóng xạ; Ada Lovelace - lập trình viên máy tính đầu tiên, viết thuật toán cho máy tính đầu tiên… Tôi chỉ muốn nói với các bạn một điều: Các bạn hãy tự tin theo đuổi những điều mình thích, đừng để người khác nói với mình rằng mình không thể làm được điều gì”. Đại diện của UNICEF Việt Nam, bà Lê Anh Lan, cũng nhấn mạnh vai trò của STEAM trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đối mặt với những thách thức toàn cầu: “UNICEF tin rằng giáo dục STEAM - sự tổng hòa của các môn khoa học - xã hội và nghệ thuật gắn với các kỹ năng số và ý thức về bảo vệ môi trường, phòng tránh biến đổi khí hậu là hai mảng đầu tư quan trọng nhất của xã hội ngày nay. Việc đảm bảo cho mỗi thanh thiếu niên đều có cơ hội như nhau được tiếp cận giáo dục STEAM một cách an toàn, có trách nhiệm; giúp các em được học tập những kiến thức kỹ năng liên quan thực tế, kỹ năng khởi nghiệp là những yếu tố đảm bảo công bằng trong việc phát triển nhân lực xã hội”. Ths. Christopher Bradley - Tổng Hiệu trưởng Victoria School - Nam Sài Gòn cũng chia sẻ về sứ mệnh của Victoria School trong việc cung cấp một môi trường giáo dục toàn diện và khuyến khích học sinh trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình: “Victoria School - Nam Sài Gòn khuyến khích học sinh khai phá tiềm năng sáng tạo về khoa học và công nghệ trong học tập và các hoạt động trải nghiệm. STEAM là một cách tuyệt vời để kết hợp sự xuất hiện của công nghệ với các môn học truyền thống hơn. Chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả học sinh, bao gồm cả các em học sinh nữ, không chỉ sẵn sàng tham gia mà còn trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực này”. Sau lễ khai mạc, các đội thi đã được hướng dẫn chi tiết về thể lệ vòng chung kết và tham gia các hoạt động hướng dẫn nghiên cứu và triển khai dự án STEAM, với sự dẫn dắt từ các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 69 thí sinh sẽ được chia thành 23 đội thi, mỗi đội được lựa chọn từ 3 thành viên đến từ 3 địa phương khác nhau nhằm giúp các em làm quen và tiếp xúc với các văn hóa, cách thức tiếp cận vấn đề khác nhau. Mỗi đội được lựa chọn 1 trong 3 chủ đề: Kỹ năng STEAM và kỹ năng xanh cho trẻ em gái; Năng lượng tái tạo; Thích ứng với biến đổi khí hậu để thực hiện nghiên cứu/dự án. Bài dự thi của các nhóm thí sinh bao gồm: Bài viết mô tả ý tưởng dự án (tối đa 1500 từ) và sản phẩm thực hành bằng mô hình, video, hoặc hình ảnh minh họa cho ý tưởng, thể hiện tính sáng tạo và ứng dụng của dự án. Sau khi hoàn thiện, thí sinh sẽ tiến hành thuyết trình về dự án trước Ban giám khảo và trả lời các câu hỏi phản biện vào sáng ngày 3/10/2024. Dựa trên các tiêu chí: Sáng tạo và đổi mới; Khả thi và ứng dụng; Tính hợp tác và làm việc nhóm; Ý thức bảo vệ môi trường và xã hội, Ban giám khảo sẽ chọn ra 9 đội thi xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết diễn ra vào chiều ngày 3/10/2024. Qua từng vòng thi, thí sinh sẽ học được các kỹ năng về phân tích, triển khai, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện… Vòng chung kết STEAM For Girls 2024 sẽ kéo dài từ ngày 30/9 đến 4/10/2024, với nhiều hoạt động thú vị và bổ ích như tham quan Học viện hàng không Vietjet, tòa nhà Đổi mới sáng tạo Galaxy Innovation Hub để tìm hiểu về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong ngành hàng không và các hoạt động nghiên cứu sáng tạo; Tham quan triển lãm Van Gogh; trải nghiệm học tập thực tế, khám phá “city tour” để hiểu thêm về sự năng động, sáng tạo của TP.HCM. Đặc biệt, các em sẽ được tham dự diễn đàn giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc khuyến khích các em nữ sinh theo đuổi STEAM, đồng thời góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và phát triển bền vững.
Ngọc Minh |