Một nghiên cứu mới hé lộ hơn một nửa số trường hợp tử vong vì chụp ảnh "tự sướng" xảy ra tại một quốc gia trên thế giới. Bạn có thể đoán ra đó là nước nào?Đấtnướccónhiềungườichếtvìchụptựsướngnhấtthếgiớkqbd c3
Ngày nay, việc tự chụp ảnh chân dung mình hay "tự sướng", sefie đã soán ngôi ôm, hôn và chào hỏi để trở thành hành động đơn lẻ hàng ngày cần thiết nhất đối với sức khỏe tâm thần của con người. Với những người nổi tiếng, nếu họ không chụp sefie và đăng tải nó lên trang cá nhân vào một ngày nào đó, những người hâm mộ và theo dõi họ có thể nghĩ họ đã gặp sự cố hoặc thậm chí cả tai nạn.
Tuy nhiên, vấn đề cũng nảy sinh cùng với nhu cầu muốn được cộng đồng công nhận và chú ý. Một số người thực sự bị nghiện chụp ảnh "tự sướng". Họ sẵn sàng sefie với súng ống hay tạo dáng mạo hiểm và một vài trường hợp đã nhận kết cục cay đắng do tai nạn trong lúc chụp hình.
Theo một nghiên cứu mới của Viện Thông tin Indraprastha (Delhi, Ấn Độ) và Đại học Carnegie Mellon (Pittsburgh, Mỹ), Ấn Độ có số ca tử vong liên quan đến chụp "tự sướng" cao hơn mọi quốc gia khác trên Trái đất. Nước này chiếm tới hơn 1/2 tổng số vụ người thiệt mạng kiểu này trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu thống kê rằng, trong giai đoạn từ tháng 3/2014 - 9/2016 trên toàn thế giới đã xảy ra 127 vụ người tử vong vì chụp "tự sướng", trong đó có tới 76 vụ ở Ấn Độ. Sau Ấn Độ, số trường hợp người thiệt mạng vì tai nạn kiểu này giảm đột biến, với nước xếp thứ hai trong danh sách là Pakistan với 9 vụ, tiếp đó là Mỹ với 8 vụ và Nga với 6 vụ.
Theo nhóm nghiên cứu, số người tử nạn có liên quan đến chụp "tự sướng" ở Ấn Độ chủ yếu do ngã từ trên cao xuống, bị tàu hỏa đâm hoặc bị giật điện. Họ cũng phát hiện, nam giới dễ mạo hiểm chụp "tự sướng" hơn phụ nữ.
Trước thực trạng đáng lo ngại trên, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu tất cả các bang lập vùng cấm "tự sướng" tại các điểm tham quan du lịch. Một số bang của nước này thậm chí còn có các đội cảnh sát du lịch để giám sát các hành vi của du khách.
Tuấn Anh(Theo CNET)