Các hệ thống thu phí tự động sẽ phải được tính đến khi các địa phương xây dựng đô thị thông minh. |
Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) thuộc Tập đoàn Viettel đã hoàn thành giai đoạn vận hành thí điểm toàn trình hệ thống thu phí tự động không dừng. Với dấu mốc này,ệthốngthuphíkhôngdừnggiảmlầnthờigianmởđườngchogiaothôngthôkeonhacai5. Viettel chính thức là nhà cung cấp dịch vụ số đầu tiên tại Việt Nam làm chủ 100% công nghệ hệ thống thu phí không dừng, sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ sinh thái giao thông số trong nước.
Trạm thu phí đầu tiên thí điểm toàn trình hệ thống thu phí tự động không dừng (ePass) do Viettel phát triển là trạm Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, kết quả cho thấy, hệ thống ePass với Trung tâm dữ liệu, Hệ thống nhà điều hành và Hệ thống phần mềm thiết bị làn thu phí do Viettel nghiên cứu phát triển đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Cụ thể, ePass có tỷ lệ nhận dạng biển số xe là 99,8% (yêu cầu: 91%); Tỷ lệ nhận dạng thẻ đầu cuối đạt 98,48% (yêu cầu: 98%). So với hình thức thu phí một dừng, thời gian vận chuyển của khách hàng qua trạm giảm 60 lần, góp phần giảm thiểu ùn tắc trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ.
Với giao diện thân thiện, hiển thị đầy đủ các chức năng thu phí, soát vé, giám sát, hậu kiểm…, khi gặp sự cố, thu phí viên gần như không phải gọi bộ phận kỹ thuật mà có thể tự xử lý ngay tại chỗ. Thống kê cho thấy hệ thống ePass giúp giảm hơn 12 lần thời gian xử lý sự cố so với hệ thống cũ, từ 4 tiếng xuống chưa đến 20 phút.
Với cơ quan quản lý, tính năng giám sát từng bước giao dịch của một xe qua trạm hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề, cảnh báo, ngăn chặn sự cố nghiêm trọng làm gián đoạn dịch vụ.
Làm chủ toàn trình công nghệ giúp Viettel xóa bỏ hoàn toàn những bất cập khi phụ thuộc hệ thống của nhà thầu bên ngoài. Tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái số hoàn thiện, ePass dễ dàng kết nối đến hạ tầng số, cũng như các giải pháp, dịch vụ số của Viettel, từ đó chủ động kiểm soát chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm cho người tham gia giao thông, người sử dụng, bảo trì, quản lý đường và cơ quan quản lý nhà nước.
Sau 11 tháng triển khai, ePass sở hữu hơn 50% thị phần với hơn 1 triệu phương tiện sử dụng, tương đương với tổng số phương tiện dán thẻ trên toàn quốc trong 5 năm 2015-2020. Trong tương lai gần, ePass sẽ được mở rộng áp dụng cho các hệ thống thu phí đường thủy, đường hàng không, kho cảng…
Theo con số thống kê, số lượng phương tiện dán thẻ thu phí không dừng mà VDTC phát triển được trong vòng 1 năm kể từ khi ra mắt dịch vụ ePass, ngang bằng với con số của toàn bộ thị trường Việt Nam trong giai đoạn 5 năm trước đó. Nhờ đó, tỉ lệ phương tiện có dán thẻ thu phí tự động tại Việt Nam đã tăng từ 25% lên gần 50% (theo thống kê tại Cổng thông tin điện tử Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 8/2021, có hơn 4,4 triệu ô tô đang lưu hành).
Tổng giám đốc VDTC Bùi Trình cho biết: “Trong tương lai, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh tiến độ phổ cập dịch vụ thu phí không dừng, chúng tôi muốn xây dựng một hệ sinh thái giao thông thông minh, tiếp tục phục vụ người dân, đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế. VDTC đặt mục tiêu mở rộng dịch vụ thông qua xúc tiến triển khai các dự án giao thông thông minh trên các tuyến đường cao tốc cũng như các bãi đỗ xe, bến cảng, sân bay. Đây sẽ là một thử thách mới với chúng tôi".
Các chuyên gia nhận định, việc triển khai hệ thống giao thông thông minh cũng là bộ phận cấu thành của đô thị thông minh tại Việt Nam. Vì vậy, những hệ thống thu phí tự động sẽ phải được tính đến khi các địa phương xây dựng đô thị thông minh.
Hệ thống tự động thu phí không dừng ePass gồm hệ thống FrontEnd và BackEnd. Trong đó, FrontEnd là hệ thống đặt tại trạm thu phí, bao gồm 2 thành phần: hệ thống nhà điều hành và hệ thống phần mềm thiết bị tại làn thu phí. Hệ thống FrontEnd kết nối với hệ thống BackEnd truyền nhận dữ liệu để xử lý, ghi nhận thông tin và điều khiển các hệ thống thiết bị cho các giao dịch qua trạm. Hệ thống BackEnd là trung tâm dữ liệu, quản lý khách hàng, tài khoản giao thông, xử lý giao dịch tính cước, lưu trữ dữ liệu giao dịch xe qua trạm phục vụ công tác giám sát hậu kiểm và đối soát với nhà đầu tư BOT, liên kết các kênh thanh toán và các nhà cung cấp dịch vụ ETC khác.
Nguyễn Thái
Những chiếc xe buýt điện Make in Vietnam không phát thải, không tiếng ồn cùng nhiều tính năng thông minh được vận hành và tham gia mạng lưới giao thông sẽ góp phần giải bài toán ùn tắc khi di chuyển trong nội đô.
(责任编辑:Cúp C1)
Thịt bò xào khoai tây ngon lạ cho bữa tối
ATP Finals 2021: Djokovic ra quân thuận lợi
Lý do 4 nước bị Mỹ đưa vào danh sách tài trợ khủng bố
'Harvard' của nước Nga dạy 54 ngôn ngữ, đào tạo toàn tinh hoa
Tướng Nga hé lộ về máy bay ném bom không người lái cực tối tân
Toyota Việt Nam tiếp tục đồng hành giải golf vì tài năng trẻ Việt Nam 2021
Tin chuyển nhượng 16/2 Rangnick tuyển quân cho MU, Pogba dễ ở lại
Báo Trung Quốc 'Thở phào' vì thắng tuyển Việt Nam
Cuộc chiến ngầm chống Iran đã bắt đầu?
Những người thắp ánh sáng ở vùng cao
Chiến cơ Triều Tiên đột nhiên xếp hàng dài bí ẩn
Tin bóng đá 6/3: MU mua Lewandowski, Liverpool ký Bellingham