Chị Huyền My chia sẻ bản thân may mắn khi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố chị từng là một nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp nên từ bé chị được đi cùng ông xem những màn biểu diễn ấn tượng,ôgiáoduhọcPháphơnnămtruyềnnghềnhàolộsoi keo hôm nay đầy hấp dẫn. Niềm yêu thích xiếc cũng từ đó lớn dần lên, nuôi dưỡng thành đam mê trong chị.
Chị Huyền My (giữa) cùng học trò nhận giải tại Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2019 |
Năm 11 tuổi, chị Huyền My bắt đầu theo học bộ môn xiếc tại Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành diễn viên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và tiếp tục sang Pháp học về xiếc tại Trường Cao đẳng Xiếc quốc gia Pháp.
“Ở Pháp tôi được học một trường phái mới là xiếc đương đại. Với mong muốn được giới thiệu tới mọi người về phương pháp trình diễn mới này, truyền lại đam mê cho thế hệ sau, tôi quyết định về nước để giảng dạy xiếc”.
Năm 1997, chị Huyền My trở về với mái trường cũ - Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam làm giáo viên tại khoa Xiếc. Hơn 20 năm giảng dạy, cùng nhiều năm luyện tập theo nghề, chị Huyền My thấu hiểu những vất vả, khổ luyện các em học sinh đang trải qua. Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm, tình yêu dành cho nghề xiếc chị còn thường xuyên động viên các em vượt qua khó khăn khi luyện tập.
“Để có những tiết mục xiếc ấn tượng, kỹ thuật nhào lộn điêu luyện trên sân khấu rực rỡ, học sinh của tôi vất vả luyện tập từ sáng đến tối. So với các nghề khác thì quá trình đào tạo xiếc thường kéo dài hơn, 2 năm đầu các em sẽ luyện tập cơ bản và 3 năm sau mới đi sâu vào học vào chuyên ngành. Đây cũng là lý do khiến các em ít lựa chọn nghề xiếc”.
Theo chị Huyền My, giáo viên phải linh hoạt thay đổi phương pháp phù hợp để giúp học sinh phát huy được hết năng khiếu.
Ước mơ được viết tiếp
Chị Huyền My cũng chia sẻ, hiện nay công tác tuyển sinh còn nhiều khó khăn, trường phải chọn lọc từ hàng trăm em trên cả nước để tìm những bạn xuất sắc, có tố chất nên mỗi khoá thường rất ít học sinh.
Niềm vui lớn nhất mà nghề giáo mang lại cho chị Huyền My là nhìn thấy học sinh của mình đang viết tiếp giấc mơ nghề xiếc.
“Nếu làm diễn viên thì tôi sẽ chỉ có một khoảng thời gian để sống cùng đam mê. Còn khi làm cô giáo thì chính tôi lại tiếp tục lan tỏa, đào tạo những thế hệ trẻ nối tiếp lan tình yêu nghề”.
Chị My cùng học trò Cuộc thi tài năng Diễn viên Xiếc toàn quốc năm 2018 |
Trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp vừa qua, chị Huyền My xuất sắc nhận giải Nhì với tác phẩm “Trụ bắt nhào cuộn ngả tụt trên đu quay tròn”. Chị cho biết đây là một kỹ thuật khó nhưng rất đẹp mắt và ấn tượng trong trình diễn xiếc.
Trước đó chị cũng từng nhận giải Nhì trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp thành phố Hà Nội. Đặc biệt, chị Huyền My còn nhiều lần dẫn học sinh tham gia các cuộc thi về xiếc và đạt kết quả cao.
Chị Huyền My tin sẽ tiếp tục truyền được nhiệt huyết cháy bỏng đến học sinh, giúp các em có nhiều tiết mục đặc sắc trong sự nghiệp diễn xiếc.
Ngọc Linh
Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.