您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Khủng hoảng Nga – Ukraine: Công nghệ châu Á “tiến thoái lưỡng nan”_nhận định kèo thái lan 正文

Khủng hoảng Nga – Ukraine: Công nghệ châu Á “tiến thoái lưỡng nan”_nhận định kèo thái lan

时间:2025-01-18 15:38:07 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Khủng hoảng Nga – Ukraine: Công nghệ châu Á “tiến thoái lưỡng nan”_nhận định kèo thái lan

Phức tạp và mơ hồ

Các biện pháp hạn chế thương mại có hiệu lực ngay lập tức,ủnghoảngNga–UkraineCôngnghệchâuÁtiếnthoáilưỡnhận định kèo thái lan và có phạm vi bao trùm bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất theo công nghệ Mỹ. Theo đó, các lệnh cấm vận của Mỹ có khả năng áp đặt cả với những lô hàng thiết bị viễn thông, điện thoại thông minh, máy tính và máy chơi game.

{keywords}

Sự đột ngột và phạm vi rộng lớn của lệnh cấm vận đã khiến nhiều công ty công nghệ tại châu Á phải giật mình, đặc biệt là đối với những công ty không dính líu vào vụ việc của Huawei trước đó.

“Chúng tôi đã nhanh chóng thành lập nhóm 8 người nghiên cứu các lệnh trừng phạt và quy định xuất khẩu của Mỹ”, James Hwang, Chủ tịch Getac Holdings (Đài Loan), nhà sản xuất máy tính lớn thứ hai tại thị trường châu Âu, cũng là một trong nhiều công ty điện tử châu Á có hoạt động kinh doanh tại Nga, cho biết.

“Mọi thứ rất phức tạp và mơ hồ. Tôi thậm chí còn phải tra cứu các trường hợp ‘lưỡng dụng’ (dual-use), nhưng vẫn không chắc liệu sản phẩm của mình có rơi vào phạm vi kiểm soát hay không”.

Lưỡng dụng là thuật ngữ chỉ các công nghệ và hàng hoá được sử dụng phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự. Việc đánh dấu danh mục là tiêu chí quan trọng nhằm xác định các lô hàng có thuộc diện bị kiểm soát xuất khẩu hay không.

Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR), công cụ thương mại chủ chốt của Mỹ, được sử dụng để ngăn chặn sản phẩm có chứa hoặc được phát triển bằng công nghệ của Washington xuất khẩu sang các thực thể bị cấm vận, ngay cả khi những mặt hàng đó không được sản xuất bởi các công ty Mỹ. Đây cũng chính là công cụ cắt đứt quyền tiếp cận của Huawei với những nhà cung cấp vi xử lý toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, các cấm vận lần này còn vượt xa khỏi lĩnh vực bán dẫn và bao gồm cả thiết bị thông tin truyền thông, cảm biến, laser và máy tính, có thể là cả các thiết bị điện tử như laptop và smartphone.

Một quan chức thương mại cấp cao Đài Loan (Trung Quốc) cho biết các máy tính cao cấp (high-end PC) như máy tính dòng gaming với các tính năng đồ hoạ cao cấp, cũng có thể nằm trong phạm vi cấm xuất, dựa trên đánh giá sơ bộ về các lệnh cấm vận.

Nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử châu Á, cũng giống như Getac, vẫn đang nghiên cứu về các quy định mới của Mỹ.

“Chúng tôi đang xem xét thuê tư vấn pháp lý bên ngoài để tham vấn về quy định kiểm soát xuất khẩu mới, đảm bảo bám sát phù hợp với quy định của chính quyền địa phương”, Eric Chen, Chủ tịch Advantech, công ty máy tính trụ sở tại Đài Loan, chia sẻ.

Trong khi đó, MSI, nhà sản xuất máy tính chơi game lớn nhất tại Nga, đã lặng lẽ theo chân Intel dừng bán sản phẩm tại quốc gia này, theo Nikkei Asia.

Tiến thoái lưỡng nan

Các chuyên gia cho biết việc không tuân thủ theo các quy định thương mại của Mỹ có thể dẫn đến những hình phạt “nghiêm khắc”.

“Không có gì lạ về việc các công ty phải nộp hàng trăm triệu USD nếu vi phạm các quy định này. Ngay cả đối với những công ty nằm ngoài lãnh thổ Mỹ, cũng cần xem xét tới các hậu quả tiềm ẩn, vì nếu vi phạm, họ hoàn toàn có thể bị đưa vào danh sách đen của Washington”, hãng luật Barnes & Thornburg giải thích.

Thế nhưng, việc rút khỏi Nga cũng sẽ đem lại những hệ quả ngoài ý muốn.

Theo công ty nghiên cứu Lightcounting, số lượng smartphone của Samsung (Hàn Quốc) xuất sang Nga tăng 14% trong năm 2021, trong khi Xiaomi (Trung Quốc) tăng 29%. Samsung cũng là nhà cung cấp thiết bị viễn thông cho quốc gia này, tương tự như Huawei và ZTE của Trung Quốc.

Samsung và Xiaomi cũng là 2 hãng dần đầu thị phần smartphone tại Nga, trong khi đó Asus (Đài Loan) và Lenovo (Trung Quốc) cũng là những công ty sừng sỏ lĩnh vực máy tính tại đây. LG Electronics (Hàn Quốc) sản xuất và bán thiết bị gia dụng, còn Sony bán sản phẩm điện tử tại thị trường này.

Thái độ thận trọng của các công ty công nghệ châu Á trái ngược với những “đồng nghiệp” phương tây, khi Apple, Google và Microsoft nhanh chóng lên án cuộc xung đột và dừng cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Nga. Hãng sản xuất máy tính HP cũng cho biết đã tạm dừng hoạt động bán hàng và tiếp thị sản phẩm tại đây.

LG khẳng định hãng đang “cẩn thận bám sát tình hình”. Sony thì nói rằng các sản phẩm điện tử của họ tại Nga không do công ty trực tiếp quản lý, vẫn đang được kinh doanh, nhưng hãng sẽ đưa ra động thái kịp thời phù hợp với tình hình.

Acer và Asus từ chối cho biết liệu có tạm ngừng kinh doanh tại Nga hay không. Trong khi đó, Lenovo, Xiaomi và MSI từ chối bình luận về vụ việc.

“Các công ty không biết cuộc chiến sẽ kéo dài trong bao lâu và họ không chỉ phải lo ngại về những hành động ‘đáp trả’ sau đây từ phía chính phủ, đối tác, người tiêu dùng tại Nga, mà còn phải dè chừng các hậu quả địa chính trị từ Trung Quốc nữa”, Nikkei Asia trích lời 1 giám đốc công ty lĩnh vực vi xử lý, từng liên quan các lệnh cấm vận của Mỹ nhắm vào Huawei trước đó.

Vinh Ngô (theo Nikkei Asia)

 

Cuộc chiến Ukraine - Nga có làm thay đổi số phận của Bitcoin và tiền ảo?

Cuộc chiến Ukraine - Nga có làm thay đổi số phận của Bitcoin và tiền ảo?

Trước thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Kiev, Nghị viện châu Âu đã soạn thảo luật cấm sử dụng Bitcoin và tiền ảo cũng như các loại tài sản dựa trên mã hoá xác thực (PoW, proof-of-work).