当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

Cải tạo chung cư cũ: Vẫn “rùa bò”_kqbd c3

Sau hơn 10 năm khởi động,ảitạochungcưcũVẫnrùabòkqbd c3 chủ trương cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội vẫn chưa được quá 2%, do những vướng mắc về cơ chế chính sách không được giải quyết kịp thời. Trước thực trạng trên, rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngại về mục tiêu cải tạo, xây mới 10 dự án chung cư cũ với trị giá gần 320.000 tỷ đồng Hà Nội đang kêu gọi đầu tư.

Hoàn cảnh trớ trêu này đang xảy ra với Cty CP Đầu tư xây dựng nhà số 7 (Handico 7), chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư A1 - A2 Nguyễn Công Trứ. Khi được giao đầu tư thí điểm cải tạo khu chung cư Nguyễn Công Trứ (gồm 12 khối nhà cũ, thành 6 khối nhà mới), Handico 7 đã đầu tư hơn 500 tỷ xây hai toà nhà tạm cư CT2 - CT3 Vĩnh Hoàng (Hoàng Mai) phục vụ việc di chuyển cư dân khỏi nhà cũ từ đầu năm 2008. Cùng lúc, Handico 7 tiếp tục huy động 500 tỷ đồng để xây dựng nhà N3 cao 19 tầng, với tổng số 318 căn hộ trên nền đất cũ nhà A1- A2.

Đúng hẹn, đến tháng 1/2016, chủ đầu tư đã hoàn thành việc xây dựng và sẵn sàng đón cư dân về nhận nhà theo chính sách tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, mong muốn thu lại vốn, đồng thời tiếp tục triển khai cải tạo những dẫy nhà tiếp theo của Handico 7 đã bị giội “gáo nước lạnh” khi đa phần cư dân từ chối nhận nhà, vì cho rằng mức giá tạm thu 26,4 triệu đồng/ m2 ngoài phần đền bù là quá đắt. Ngay cả khi doanh nghiệp giảm mức tạm thu xuống 20,8 triệu đồng/m2, người dân vẫn không chấp thuận và tiếp tục kiến nghị xem xét giảm giá tạm thu dưới mức 20 triệu đồng/m2.

{keywords}

Khu chung cư cũ Thành Công đã xuống cấp nghiêm trọng.

Vì chưa nhận được sự đồng thuận của cư dân, nên đến nay nhà N3 mới đón được 81/201 hộ dân nằm trong diện tái định cư tại chỗ về nhận nhà, mặc dù nhà mới đã hoàn thành nửa năm. Trong lúc chờ đợi các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giá, các hộ dân vẫn giữ nhà tạm cư khu Vĩnh Hoàng nên buộc doanh nghiệp phải nuôi 2 bộ máy vận hành gây lãng phí lớn cho ngân sách, mặt khác không thể triển khai dự án cải tạo mới do chưa có quỹ nhà tạm cư để di dân.

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Trong lúc chờ đợi UBND thành phố Hà Nội xem xét phương án tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thời gian quyết toán công trình nhà N3, Handico 7 phải tự tìm đường tạm thoát ra cảnh khó khăn bằng cách miệt mài thuyết phục cư dân nhận nhà theo mức giá tạm thu được Sở Xây dựng phê duyệt.

Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền thuyết phục, trong các cuộc họp đầu tháng 6/2016, chủ đầu tư nhà N3 còn mời cả ngân hàng tham gia tư vấn - hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn về tài chính, thậm chí chấp nhận hỗ trợ một phần lãi suất, hoặc xem xét cho trả chậm đối với các hộ dân thuộc diện chế độ chính sách, hộ dân thuộc hộ nghèo, miễn là người dân đồng ý nhận nhà mới khang trang vừa hoàn thành.

“Những khó khăn mà Handico 7 đang phải đối mặt là một điển hình mà tất cả các doanh nghiệp đang, hoặc sắp tham gia vào chủ trương cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội phải nhìn vào. Để các doanh nghiệp không rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”, thành phố Hà Nội cần có cơ chế nghiệm thu, quyết toán công trình trong thời gian ngắn nhất để chốt mức giá chính thức giúp người dân yên tâm nhận nhà.

Đồng thời, thành phố cần quy định rõ thời gian cư dân phải trả nhà tạm cư khi nhà mới đã hoàn thành. Làm được như vậy mới không gây lãng phí, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, một nhà đầu tư đã tham gia cải tạo chung cư cũ cho biết.

Miếng bánh ưu đãi không còn hấp dẫn

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, khi quyết định đổ cả nghìn tỷ đồng vào cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố, mục tiêu lớn nhất của họ không gì khác là tận dụng cơ chế ưu đãi của thành phố về quỹ đất, cũng như chính sách hỗ trợ về tài chính. Doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ có cơ hội được vay vốn từ các nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố để thực hiện việc xã hội hoá đầu tư, ưu đãi về đất đai, giảm thuế thu nhập trong thời gian 15 năm… Ngoài ra, chủ đầu tư còn được phép bán một phần các căn hộ theo giá thương mại đối với số căn hộ nằm ngoài danh sách tái định cư tại chỗ.

Với mong muốn đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ chế khi 2/3 các hộ gia đình đã nhận tiền tạm cư và di chuyển, UBND quận có đủ điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với số hộ dân còn lại chưa đồng thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện việc cưỡng chế là điều không dễ dàng, bởi doanh nghiệp không có thẩm quyền cưỡng chế, còn chính quyền các quận luôn ngại tổ chức cưỡng chế. Vì lý do này mới dẫn đến việc Handico 7, hoặc Cty Gia Bảo không thể triển khai cải tạo nhà A1- A2 Nguyễn Công Trứ và D2 Giảng Võ đúng tiến độ chỉ vì 5 - 10 hộ dân không chấp hành di dời.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Tuấn Long, Phó Tổng Giám đốc Handico 7 cho biết: “Khi tham gia cải tạo chung cư cũ doanh nghiệp có nhận được những chính sách ưu đãi, nhưng thực tế chính sách GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc tổ chức cưỡng chế đối với các hộ dân không đồng thuận chính sách khi mà trên 80% cư dân đã đồng thuận, việc này vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp và không công bằng với các hộ dân chấp hành. Như trường hợp nhà N3, thời gian các hộ phải ở nhà tạm cư lâu nhất là 7 năm (chuyển đi đợt đầu năm 2008). Nếu những vướng mắc GPMB không được tháo gỡ kịp thời, chính sách ưu đãi cũng không bù lại được chi phí doanh nghiệp đã đầu tư vào dự án…”.

Để triển khai dự án cải tạo chung cư cũ, các doanh nghiệp phải vay ngân hàng cả trăm tỷ đồng xây nhà tạm cư phục vụ việc di chuyển cư dân khỏi chung cư cũ, đổ ra hàng trăm tỷ xây dựng nhà mới trong thời gian sớm nhất với mong muốn thu lại vốn. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại rơi vào cảnh “thả gà ra đuổi” vì người dân không nhận nhà mới.

Theo Tiền phong

分享到: