Trong những ngày 30/4 lịch sử,ụcchếhìnhảnhcácanhhùngliệtsĩbằngcôngnghệbang xh duc dân mạng đang lan truyền những hình ảnh về các anh hùng liệt sĩ được phục chế bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Tác giả của bộ ảnh này là Phạm Sơn, một kỹ sư 8X đang làm việc tại Hà Nội.
Anh Sơn cũng chính là chủ nhân bộ ảnh phục dựng các nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Quang Dũng... từng được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ nhanh chóng mặt.
Chia sẻ với VietNamNet, anh cho biết, ý tưởng phục dựng ảnh các anh hùng liệt sĩ đã được anh nhen nhóm từ lâu. Công việc này được anh thực hiện bằng kỹ năng chỉnh sửa ảnh thông qua công cụ AI Graphic.
“Ban đầu, tôi thử phục dựng hình ảnh 50 chiến sĩ Trường Sa hy sinh trong trận chiến năm 1988 tại đảo Gạc Ma, sau đó chia sẻ lên một nhóm chuyên phục hồi ảnh để nhờ mọi người góp ý”, anh Sơn nói.
Đây cũng là cơ duyên dẫn đến sau này một số thân nhân của các anh hùng liệt sĩ biết tới và nhờ anh Sơn giúp phục chế ảnh gia đình. Thậm chí, có một cán bộ quân đội tại Bắc Ninh còn nhờ anh giúp phục hồi hơn 40 hình ảnh quân nhân để trưng bày tại phòng truyền thống của đơn vị.
Để tăng độ chính xác, người làm phục chế cần những thông tin chi tiết nhằm cung cấp dữ liệu cho AI. Thông thường, gia đình có nhu cầu phục chế sẽ cung cấp hình ảnh chụp của liệt sĩ trước lúc hy sinh, cùng tên tuổi, năm sinh, năm mất.
Theo anh Sơn, xúc động nhất trong quá trình làm công việc phục chế ảnh là khi thấy một số chiến sĩ phải hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ.
“Nhiều liệt sĩ trẻ quá, đôi khi mới chỉ 18 tuổi nên mặt mũi vẫn còn “teen”. Điều đó khiến tôi cảm thấy chạnh lòng và suy nghĩ nhiều hơn về cuộc chiến này”, anh cho biết.
Tất cả những lần phục chế ảnh đều được anh chàng kỹ sư 8X thực hiện hoàn toàn miễn phí. Theo anh Sơn, phục chế ảnh liệt sĩ là công việc có tính chất cao cả vì cộng đồng. Do đó, anh cảm thấy vui vì việc làm của mình có ý nghĩa khi giúp làm “sống lại” hình ảnh về người thân đã mất cho nhiều gia đình anh hùng liệt sĩ.
Dưới đây là hình ảnh một số liệt sĩ đã được anh Sơn phục chế nhờ công nghệ: