Chúng ta từng nghe rất nhiều lần,ànhtrìnhtrưởngthànhvềtinhthầkèo bóng đá cúp c1 một cánh cửa này đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra, một cơ hội mới sẽ chờ ta bên kia cánh cửa. Khi tôi đã dùng cuộc đời ở phiên bản 32, tôi nhận ra không có cánh cửa nào đóng hay mở, cũng không có con đường nào rõ rõ ràng ràng. Những mô tả tượng hình về cuộc đời để ta hình dung những ý tưởng siêu hình trở thành dạng vật chất cho dễ hiểu. Cuộc đời không dễ hiểu như vậy. Trưởng thành, không được vẽ nên sẵn trên một tấm thảm như ta vốn nghĩ. Bác sĩ M. Scott Peck chia cuộc đời thành 4 giai đoạn trưởng thành: kỷ luật, tình yêu, tôn giáo và tâm linh. Mỗi giai đoạn có nghĩa khác nhau. Mỗi người cần vượt qua những định kiến trong lòng mình để tiến đến sự thư thả bình yên. Nếu một giai đoạn nào đó mình bị tổn thương, mình tìm cách lẩn trốn, chối bỏ, thì nó sẽ thành cái gai trong mắt, cái dằm trong tim, làm mình đau đớn. Mình e ngại hành xử tự tin, tự nhiên, và đôi lúc mình không thể yêu thương bình thường với người cùng đồng hành. Nhưng vì sao ta lẩn trốn thay vì đối mặt với sự khó khăn khi trưởng thành? Chúng ta cần đồng ý với nhau rằng, không phải ai cũng có điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi để có thể đương đầu với giông bão. Đôi lúc chúng ta bất lực trước những gì diễn ra khi không có trong tay đầy đủ tinh thần, vũ khí, trí tuệ. Vậy thì chúng ta cần làm gì để có thể bình an cất bước, vững tin đối mặt trước những biến cố trong đời? Bác sĩ Peck đã nhắc đến một phương pháp của thời đại, đó là tham gia trị liệu tâm lý. Kì thực, đây cũng là tiến trình bình thường trong quá trình phát triển giá trị tinh thần. Ngành Tâm lý học được thành lập vào năm 1879. Rồi mãi đến tận những những năm 1970 ở Mỹ, người Mỹ mới bắt đầu tinh tế hơn về mặt tâm lý và tinh thần. Ngành Tâm lý học vẫn là một ngành khá non trẻ, và đối với hầu hết anh chị ở Việt Nam, sẽ chưa thể hiểu được vì sao mình cần đi trị liệu tâm lý. "Tham gia tâm lý trị liệu chính là một trong những hành động trái với bản năng tự nhiên, nhưng đồng thời cũng lại rất văn minh, con người. Nói trái với bản năng, là vì trong quá trình trị liệu, ta lựa chọn đặt bản thân mình vào một vị trí dễ tổn thương và sẵn sàng đón nhận thử thách, phân tích, thậm chí là soi xét những điều sâu kín nhất, và ta còn phải trả tiền cho điều đó! [...] Mọi người không tham gia tâm lý trị liệu thường không phải do thiếu tiền, mà vì họ sợ, ngay tới các bác sĩ tâm lý cũng e ngại khi phải dấn thân vào tiến trình này, dù đáng lẽ họ phải là tấm gương tiên phong mới phải. Mặc khác, chúng ta thương gọi những ai phải trị liệu tâm lý là "bệnh nhân" (dù họ chỉ mới đến trung tâm hoặc phòng khám, còn chưa được tiếp nhận vào khoa tâm thần) và liên tưởng đến sự yếu đuối". - Trích dẫn trong sách trang 57. Có thể thấy, vì chưa hiểu rõ nên chúng ta sẽ có tâm lý theo đám đông. Bài trừ, e ngại những gì mới mẻ, chỉ khi nào tìm được ai đó, đám đông nào đó đồng ý cho phép bạn làm, bạn mới dám thử. Những thuật ngữ tâm lý như "trị liệu", "chữa lành", "chuyển hóa", "trầm cảm" đã bị dùng lạm phát trên mạng xã hội, vô hình chung cũng gây áp lực và gây hiểu lầm đến những người đang thực sự cần. Chúng ta cần đối diện với những vấn đề sâu sắc bên trong mình, và cũng cần người có chuyên môn hỗ trợ tinh thần những khi yếu đuối. Không phải ai cũng may mắn có được người thân trong nhà, có sự kiên nhẫn, có lòng bao dung cho tất cả những vấn đề của ta. Thậm chí, ngay cả chuyên gia tư vấn tâm lý, họ cũng sẽ có vấn đề riêng, và họ cũng cần một ai đó đi trước, kiên nhẫn và bao dung hơn để hỗ trợ. Hành trình trưởng thành luôn là một hành trình vượt khó, cái khó ở đây không phải là túng thiếu, thất tình, phá sản. Cái khó ở đây là ta để quá khứ được ngủ yên, phải gỡ từng định kiến bên trong ta, đặt gánh nặng xuống, để hành trang đến tương lai của ta được nhẹ nhõm hơn, và vì thế ta an vui và hạnh phúc hơn. Bài viết của độc giả Mai Đồng, được gửi từ email "[email protected]".