- Nhiều người nói với bố mẹ tôi rằng "Trời ơi,ươngGiangMCkhiếmthịđầutiêncủaĐàitruyềnhìnhViệkq tiger đừng để nó đụng vào cái gì, sẽ hỏng đấy” hay "Nên chuẩn bị một khoản tiền lớn đi vì sau này khi ông bà chết đi sẽ chẳng ai nuôi nó đâu". Nhưng bố mẹ tôi lại không nghĩ như vậy. Bố mẹ luôn tin tôi có thể làm được mọi chuyện.
Lê Hương Giang dẫn chương trình "Cuộc sống vẫn tươi đẹp" của VTV
Lê Hương Giang (1995) từ lâu đã chấp nhận việc đôi mắt của mình không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì. Nhưng cô không cho đó là điều quá to tát. Thế giới của cô gái trẻ vẫn luôn tràn đầy những gam màu sắc tươi vui.
Giang tự tin dẫn dắt các chương trình truyền hình bằng chất giọng truyền cảm, gieo vào lòng khán giả và cả cộng đồng những người khuyết tật nguồn sống tích cực, lạc quan.
Trước khi thực hiện bài viết này, nữ MC có một lời đề nghị, “đa phần truyền thông đang nhìn người khuyết tật theo hai hướng bi thương hóa hoặc anh hùng hóa. Đó là điều tôi không muốn. Tôi muốn kể về câu chuyện của chính mình, rằng cuộc sống của những người khuyết tật vẫn tươi vui như bất kì ai khác”.
Là MC của VTV4 từ tháng 8/2017, Hương Giang trở thành MC đặc biệt nhất của Đài truyền hình Việt Nam.
“Người mù chỉ đi xoa bóp bấm huyệt mà thôi”
Tôi là người khiếm thị bẩm sinh. Khi còn nhỏ, một mắt của tôi không thể nhìn thấy gì còn một mắt chỉ thấy 1/10. Khi biết được điều đó bố mẹ đã đưa tôi đi chữa ở rất nhiều nơi. Nhưng những tế bào đã chết rồi thì không thể sống lại được nữa. Tôi biết và chấp nhận điều đó. Chỉ có bố mẹ luôn hi vọng rằng lên 18 tuổi, mắt của tôi sẽ nhìn thấy được.
Khi vào mẫu giáo tôi được theo học tại ngôi trường dành cho các bạn không khuyết tật. Tôi nhớ rõ bản thân cảm thấy vui lắm!
Nhưng rồi bắt đầu có nhiều người nói với bố mẹ tôi: "Trời ơi, đừng để nó đụng vào cái gì, sẽ hỏng đấy” hay "Nên chuẩn bị một khoản tiền lớn đi vì sau này khi ông bà chết đi sẽ chẳng ai nuôi nó đâu". Thật may bố mẹ tôi lại không nghĩ như vậy. Bố mẹ luôn tin tôi có thể làm được mọi chuyện.
Tôi bắt đầu học cách tự chăm sóc bản thân và làm những điều cơ bản như giặt giũ, quét nhà mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ.
"Tôi muốn kể về câu chuyện của chính mình, rằng cuộc sống của những người khuyết tật vẫn tươi vui như bất kì ai khác”.
Lên cấp 1, tôi được theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự khác nhau giữa mình và cô bạn hàng xóm. Tôi nhận ra rằng, mình là người khiếm thị.
Ở trường Nguyễn Đình Chiểu có nhiều bạn giống tôi. Có những bạn bẩm sinh hoàn toàn không nhìn thấy gì cả. Hàng ngày, tôi vẫn đưa các bạn ấy đi chơi, mô tả cho các bạn ấy những gì bản thân nhìn thấy được. Cũng vì các bạn ấy nên tôi nhận ra rằng, sống trong bóng tối không có gì đáng sợ.
Chúng tôi, mỗi người lại cảm nhận thế giới theo một cách khác nhau, từ chính những tưởng tượng non nớt của riêng mình.
Đến khi lên cấp 2, mắt còn lại của tôi hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Tôi bắt đầu nhận ra các bạn mắt sáng trong lớp không còn chơi với mình. Tôi cảm thấy bất lực vì không thể kết nối với mọi người. Đó là điều thật kinh khủng.
Những đứa trẻ thường không thích chơi với những người khác với mình. Khi ấy có quá nhiều thứ xảy ra với tôi. Các bạn sáng mắt luôn trêu chọc, thể hiện sự kỳ thị, thậm chí còn nói rằng, "người mù sau này chỉ đi xoa bóp bấm huyệt mà thôi".
Ngay cả giáo viên cũng bảo tôi không cần học các môn tự nhiên mặc dù tôi học tốt và khá yêu thích môn Toán. Tất cả mọi người đều nghĩ tôi thuộc về một thế giới khác. Đó là điều duy nhất khiến tôi cảm thấy buồn chứ không phải việc mình bị khiếm thị.
Một lần, thầy giáo dạy Toán đưa chúng tôi tới Bát Tràng. Hôm đó, khi có người hỏi thầy rằng, tại sao những miếng đất dành cho chúng tôi không tròn trịa mà lại góc cạnh. Thầy đã nói, thầy muốn chúng tôi hoàn thành những miếng ghép nhỏ của cuộc sống để ghép thành một cuộc đời, cho dù cuộc đời ấy có tròn trịa hay sứt sẹo như thế nào đi chăng nữa thì đó cũng là cuộc sống của mình.
Ngay lúc đó tôi nghĩ rằng, tất cả những thứ xung quanh mình như một bức tranh. Một bức tranh sẽ có cả những mảng màu sáng, tối. Tôi muốn tự bản thân mình phải thay đổi để vẽ thêm nhiều màu tươi sáng hơn cho cuộc đời mình. Và lúc ấy, tôi bắt đầu đi tìm những người bạn khác, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thay vì thu hẹp mình.
Tôi bắt đầu trở nên vui vẻ hơn.
“Tôi đã làm được điều mà ai cũng nói điên rồ”
Trong khối của tôi có những bạn khiếm thị học rất giỏi. Nhưng bố mẹ các bạn ấy không tin vào con mình vì “khiếm thị học để làm gì”. Không ai quan tâm đến việc người khiếm thị cũng có ước mơ.
Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản nếu được học, mình sẽ trở thành một chuyên gia tâm lý để có thể gạt bỏ tất những rào cản của chính phụ huynh những trẻ khuyết tật.
Tôi quyết định đăng ký vào ngôi trường đứng thứ 2 Hà Nội là trường THPT Thăng Long. Tất cả mọi người khi ấy đều nói rằng đó là một suy nghĩ điên rồ, tôi không thể làm được điều đó. Nhưng chính thầy hiệu trưởng của trường đã viết giấy cam đoan với Sở GD&ĐT sẽ cho tôi theo học dù kết quả học tập có như thế nào.
Thời điểm đó tôi là học sinh khuyết tật duy nhất của trường. Lúc ấy tôi chọn ngôi trường này chỉ vì mong muốn được học trong một môi trường không có bất kỳ bạn khuyết tật nào. Tôi muốn mình phải tự tìm cách hòa nhập với thế giới xung quanh chứ không chỉ sống trong cộng đồng của những người khuyết tật nữa.
Đặc điểm của người khuyết tật chỉ cần có 1-2 bạn giống mình là sẽ co cụm lại với nhau và tách biệt với các bạn khác.
Giang lựa chọn tuyển thẳng vào khoa Tâm lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Thời cấp 2 tôi luôn ước sẽ có một người bạn nào đó quay lại cười với mình, hỏi mình một vài câu nho nhỏ. Điều ấy cũng đủ khiến tôi cảm thấy vui suốt một ngày. Nhưng không ai làm thế cả.
Vì vậy lên cấp 3, khi các bạn trong lớp trò chuyện, mô tả cho tôi nghe những thứ các bạn quan tâm, tôi thấy vui lắm! Thầy cô cũng luôn hỏi han xem phải dạy tôi thế nào vì cô chưa bao giờ dạy người khuyết tật cả. Trong một năm đầu tiên thậm chí cô giáo dạy Hóa còn đến tận nhà để giảng bài cho tôi. Cuối cùng, chỉ trong thời gian ngắn, điểm Hóa của tôi đã vươn lên nhất lớp.
Kể từ khi tôi mở lòng mình, có rất nhiều cánh cửa đã mở ra cho tôi. Đó là khi cô giáo chủ nhiệm động viên tôi tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh. Cô nói rằng: “Hãy nghĩ xem những người bạn khiếm thị của em đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống”.
Lúc ấy tôi nghĩ đến những người bạn cấp 2 của mình, những người không được đi học. Và tôi đã chế tạo ra chiếc máy phân biệt tiền thật, tiền giả và mệnh giá bằng cách phát ra lời nói. Đây cũng chính là tấm vé giúp tôi được tuyển thẳng vào Đại học vì tôi đạt giải Ba quốc gia.
Lần khác, tôi có cơ hội tham gia cuộc thi “Thách thức Công nghệ thông tin với thanh niên khuyết tật toàn cầu”. Năm đó tôi được cử sang Hàn Quốc thi và may mắn được gặp những con người đặc biệt. Mỗi người trong số họ là một câu chuyện riêng. Tôi nhớ khoảnh khắc thấy mình trở nên thật nhỏ bé khi chứng kiến một thí sinh nằm dự thi dưới sàn. Đó là một thí sinh quốc tế bị liệt toàn thân, chỉ còn đôi tay có chút cảm giác.
Khi ấy tôi thấy rằng khiếm thị chỉ là một dạng tật rất nhẹ. Tôi vẫn có thể đi được đến những nơi mình muốn mà không cần phụ thuộc vào người khác.
Người ta thường ví trẻ em khuyết tật chúng tôi là những ngọn nến cong. Nhưng giữa một ngọn nến cong và một ngọn nến thẳng, điểm chung của chúng vẫn đều toả sáng. Mỗi người trong số chúng tôi vẫn đang nỗ lực tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Mỗi ngôi sao có một ánh sáng riêng
Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng khi đẻ ra một đứa con khuyết tật thì đó là món nợ từ kiếp trước. Họ sẽ phải chăm sóc chúng cả đời vì không tin con mình sẽ làm được điều gì đó. Tôi luôn tự nhủ mình phải sống thật tốt và truyền được niềm tin lạc quan đến với mọi người, đặc biệt là những người khuyết tật.
Tôi lựa chọn tuyển thẳng vào khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Song song với đó, tôi học thêm văn bằng 2 ngành Báo chí.
"Tôi luôn tự nhủ mình phải sống thật tốt và truyền được niềm tin lạc quan đến với mọi người"
Tôi nhớ mãi khi mình đi thực tập, mọi người luôn tươi cười với mình. Họ vẫn nói với tôi rằng: "Em có thể làm được!". Nhưng thực tế khi bắt tay vào công việc, không ai giao cho tôi bất kỳ công việc nào cả.
Sau này may mắn tôi được làm việc tại VOV giao thông trong vòng 3 năm. Đó là môi trường thực sự tốt vì tôi được làm cùng những con người say mê với công việc. Tôi bắt đầu học cách lên ý tưởng, kịch bản, tự dẫn, tự dựng và trau chuốt cho sản phẩm của mình.
Tất nhiên, lúc mới bắt đầu tôi thường tự đi lấy tin bằng xe bus. Tôi luôn tự nhủ rằng, đã đi lấy tin, nơi nào xe bus đến được thì nơi đó không xa. Vì vậy, chỉ cần xe bus đến được thì tôi luôn sẵn sàng xách máy đi lấy tin.
Tất nhiên cũng có những lần phải bắt tới 2,3 chuyến hay bắt nhầm xe là chuyện bình thường. Nhưng tôi thấy thực sự vui với công việc của mình.
Sau này khi chương trình tôi tham gia cộng tác trên VOV ngừng sản xuất, tôi bắt đầu tự tìm cơ hội đi casting những chương trình truyền hình. Ròng rã một năm trời hầu như tôi đều nhận được sự từ chối. Mọi lý do là vì họ nói tôi không thể.
Tháng 9 năm 2017, tôi nhận được lời mời từ một chị biên tập viên của VTV4: "Hương Giang, em có muốn trở thành MC của chương trình "Cuộc sống vẫn tươi đẹp không?". Đó có lẽ là niềm vui lớn nhất của tôi đến thời điểm hiện tại.
Lần đầu tiên dẫn chương trình, tôi phải quay đi quay lại 10 lần, trong đó 5 lần đầu chỉnh chân, 5 lần sau chỉnh tay. Nhưng khi đó, các chú quay phim đã nói với tôi rằng: "Nếu sai thì mình làm lại, không phải sợ gì cả!". Cứ thế tôi nỗ lực hết sức trên hành trình của mình.
Trên suốt hành trình ấy, tôi vẫn luôn tự nhủ: "Mặt trời chỉ có một nhưng ngôi sao lại có rất nhiều. Mỗi người giống như một ngôi sao sẽ tỏa ra thứ ánh sáng riêng. Cho dù màn đêm có buông thì ngôi sao ấy vẫn tồn tại, tỏa sáng theo cách riêng của mình".
Thúy Nga
Sinh năm 1993, Phạm Khánh Linh đang sở hữu một “start-up” đình đám trong cộng đồng khởi nghiệp với số vốn gọi được cho đến nay đã lên tới hơn 2 triệu USD.
(责任编辑:Thể thao)