VPF khó…
Trên thực tế,ămkhóđổđầket qua bong da hon nay sau những trắc trở từ mùa bóng 2020 và lan đến mùa giải 2021, chẳng khó đoán biết VPF đang đối mặt với những thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập. Cái khó dễ nhận thấy là tài chính, dựa vào những số liệu từ năm ngoái cho đến chặng đường trầy trật ở mùa giải này vì gặp khó do dịch Covid-19 gây ra.
Năm ngoái, trong bản báo cáo tài chính của VPF ở đại hội cổ đông (nhiệm kỳ 2020-2023), dự tính ban đầu đơn vị này thu về khoảng 111,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ các hợp đồng quảng cáo tài trợ.
VPF vẫn có những nhà tài trợ đồng hành, nhưng mùa giải 2021 chắc chắn vất vả tài chính vì dịch Covid-19 |
Tuy nhiên, sau khi quyết toán, VPF cho hay đã lỗ khoảng 7 tỷ đồng vì lý do dịch bệnh khiến mùa giải 2020 đi không đúng kế hoạch, ảnh hưởng nhiều đến các hợp đồng tài trợ quảng cáo.
Vì thế, trong năm này dù được VFF hỗ trợ 7 tỷ đồng từ nguồn tiền của FIFA dành cho các Liên đoàn ảnh hưởng vì Covid-19 nhưng cũng không đủ cho VPF đảm bảo tổ chức có lãi.
Cần biết rằng, những năm trước đó VPF dẫu phải trả kinh phí nhận quyền tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp cho VFF (mỗi năm trung bình hơn 11 tỷ đồng), đồng thời hỗ trợ các CLB (tổng 3 năm từ 2018-2020 khoảng 44 tỷ) thì VPF vẫn ít nhiều có lãi từ hơn 300 triệu (2019) hay 2,8 tỷ (2018).
Chính bởi vậy, nhìn vào tình hình mùa giải 2021 so với năm trước mọi thứ càng khó khăn hơn bội phần khi liên tục tạm hoãn, việc VPF đối mặt với thách thức tài chính, thậm chí là thua lỗ sâu là rất khó tránh khỏi dù giải đấu mới đi được nửa chặng đường và nhà tài trợ LS vẫn đồng hành.
Cuộc đối thoại sòng phẳng VPF- CLB
Vấn đề lớn nhất khiến nhiều CLB không đồng ý kế hoạch chuyển phần còn lại mùa giải 2021 sang năm sau chính là vì kinh phí duy trì hoạt động.
Nhưng như đã nói, với tình thế hiện tại của VPF, muốn nhà tổ chức chia sẻ cho các CLB ít nhiều gánh nặng kinh phí nhằm duy trì tới tháng 2/2022 là bất khả thi. Chính vì vậy, thay vì chờ đợi trong thấp thỏm hoặc đợi phán quyết có lùi giải sang đầu năm 2022 hay không, cần có những phương án khác cho mùa giải 2021 được nêu ra.
Để tính đường, VPF không thể chỉ tự họp và quyết với nhau |
Thực tế phần đông các đội bóng khó “sống” được đến khi V-League 2021 trở lại trong tình trạng vẫn phải trả lương cho các cầu thủ từ nội đến ngoại, chưa kể kinh phí duy trì sinh hoạt, tập luyện nên khi bí bách rất dễ "xung phong" bỏ giải.
Cho nên, tháo gỡ từng nút thắt chẳng có gì khách quan và sòng phẳng nhất chính là cách VPF và 14 đội bóng ngồi lại cùng đối thoại, tìm ra một tiếng nói chung cho phương án “gói” mùa giải 2021 như thế nào hợp lý. Điều đó chắc chắn tốt hơn là VPF tự đưa ra phương án chỉ từ vài ba ý kiến của HĐQT như cách "nẩy" ra phương án dời mùa giải 2021 sang 2/2022.
Chốt mùa giải 2021 kết thúc như thế nào cho hợp lý? |
Có thể quỹ thời gian còn lại V-League buộc phải hi sinh cho tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam. Vậy một cái kết ngay lúc này với V-League 2021 có là chọn lựa tốt hơn, thay vì "câu giờ" đến đầu năm 2022?
Người ta có thể đặt giả thiết, VPF công nhận kết quả như hiện tại để HAGL lên ngôi, Viettel á quân, bởi nói gì thì nói đội bóng của bầu Đức cũng xứng đáng sau hơn nửa số trận đấu đã qua. Tất nhiên, không thể loại trừ dị nghị, phản đối nhưng tin rằng với nhiều thứ từ thành tích, cống hiến và quan trọng nhất mùa giải 2021 thực sự khó kéo sang năm 2022, có thể phần đông các đội bóng gật đầu ủng hộ.
Ở dưới đáy BXH, nhà tổ chức có thể đưa ra phương án không có đội bóng nào phải xuống hạng, đồng thời tăng lên 16 đội (từ 2 suất ở giải hạng Nhất ) mùa tới như một giải pháp tình thế (?).
Nói tóm lại, VPF cần nắm được tâm tư và cái gật đầu từ CLB- những "người chơi" trực tiếp ở V-League chứ không phải "ướm" ra một phương án thiếu đi sự ủng hộ của những nhân vật chính.
Duy Nguyễn
VPF đưa ra phương án dời LS V-League 2021 sang năm sau, nhưng giải pháp này thật sự đẩy CLB, cầu thủ vào thế mành chỉ treo chuông.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)