- TheươngtrìnhsữahọcđườngSốtiềnmỗithángchỉbằngbátphởxem kèo bóng đá nhà cái hôm nayo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, số tiền một tháng uống sữa là khoảng 70 nghìn đồng, chỉ tương đương với 2 bát phở vào buổi sáng.
Ăn quả ngô đồng, 7 học sinh lớp 1 bị ngộ độc
Hơn 70 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều nay, 25/9, Sở GD-ĐT đã thông tin về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh trên địa bàn giai đoạn 2018 – 2020.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Xuân Tiến cho biết, theo đề án này, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được thụ hưởng chương trình trợ giá uống sữa theo năm học, từ năm học 2018- 2019 đến hết năm 2020.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến |
Với định mức mỗi trẻ mẫu giáo, học sinh được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.
Theo cơ chế hỗ trợ Đề án sữa học đường, trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc diện nghèo cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách được uống sữa miễn phí. Trong đó ngân sách hỗ trợ 50% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 50%.
Đối với học sinh bình thường, ngân sách hỗ trợ 30% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 20% tiền sữa, 50% tiền sữa sẽ do phụ huynh học sinh đóng góp.
Ông Tiến cho biết, mức giá một hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/ hộp/180ml. Tức mỗi học sinh bình thường phải đóng góp 3.400 đồng/hộp, số tiền một tháng uống sữa là khoảng 70 nghìn đồng, chỉ tương đương với 2 bát phở vào buổi sáng.
Theo ông Tiến, hiện cơ quan này đang phát hành hồ sơ mời các nhà sản xuất sữa tham gia đấu thầu cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường.
Trước câu hỏi về việc học sinh có bắt buộc phải tham gia chương trình sữa học đường, ông Tiến cho rằng, phụ huynh hoàn toàn có thể không đăng ký và cho con tự đưa sữa ở nhà đến trường uống được.
"Về tinh thần, việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc. Với những phụ huynh không có nhu cầu cho con tham gia thì hoàn toàn không cần phải đăng ký và không ai có thể bắt buộc.
Thậm chí, kể cả dù đã đăng ký tham gia, nếu thấy không phù hợp và cần thiết thì có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào. Không có chuyện thi đua trong việc uống sữa nhiều", ông Tiến nói.
Ông Tiến thông tin, chất lượng, thành phần cung ứng sữa học đường được đảm bảo chặt chẽ. Sữa học đường khác với các loại khác là được bổ sung thêm một số vi lượng và khoáng chất để tăng chiều cao.
Đồng thời Hà Nội liên kết chặt chẽ với Bộ Y tế để kiểm định, giám sát chất lượng. Phụ huynh cũng có thể tham gia việc test chất lượng sữa.
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học, Viện Dinh dưỡng cho biết, Viện này đã nghiên cứu bữa ăn học đường của Nhật và tham khảo mô hình nhiều nước khác.
Khảo sát thực tế cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu của học sinh thành phố là 20%-25%; tỷ lệ thiếu kẽm là 50% ở học sinh thành phố, 70% học sinh nông thôn, 80% học sinh miền núi... nên đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định 09 về bổ sung vi chất cho học sinh, là căn cứ để triển khai chương trình sữa học đường này.
Bà Nhung cho rằng không phải cứ trẻ em thành phố là đủ chất, và sữa cũng không gây bệnh béo phì, khi chưa một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên hệ giữa 2 điều này.
Trước những băn khoăn của phụ huynh về chất lượng chương trình Sữa học đường được triển khai tại nhiều trường học, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để làm rõ các vấn đề liên quan.