Người dân dùng tất cả các vật dụng như thau,ệnchưakểởvùngđấtkhátcủaLàsôi lac .tv chậu... thậm chí cả thùng rác để đựng nước mưa là những hình ảnh đang diễn ra ở huyện Mường Khương, Lào Cai từ nhiều năm nay.
Vùng đất khát
Dìn Chin và Tả Gia Khâu, 2 xã của vùng núi Mường Khương, Lào Cai, từ lâu đã được ví như “Trường Sa cạn” của Việt Nam bởi ở vùng đất này luôn thiếu nước sinh hoạt.
Đặc điểm địa chất ở huyện Mường Khương là đá xít, không giữ được nước nên mặc dù có mưa rất to nhưng nước đều “biến mất”. Ở mảnh đất này quanh năm khô cằn với núi đá, không có một ao, hồ nào để chứa nước.
Bên cạnh đó, nhiều đoàn khảo sát đã đến đây để khoan thăm dò tìm mạch nước ngầm nhưng đến nay việc tìm kiếm mạch nước vẫn chưa có kết quả.
Bởi vậy, từ tháng 10 hàng năm là thời điểm mùa khô bắt đầu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, kéo dài đến hết tháng 5 của năm sau, nơi đây rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Trẻ em ở huyện Mường Khương, Lào cai. |
Người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước của trời là nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt. Mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để tích trữ nước cho các hộ gia đình cũng như các trường học. Nhưng việc trữ nước của họ cũng không hề dễ dàng.
Chị Nùng Mai Yến (SN 1991, xã Dìn Chin, Mường Khương) cho hay, gia đình chị thường sử dụng chum nhựa để chứa nước.
Tuy nhiên, mỗi chum như vậy chỉ đủ cho việc nấu nướng trong vài ngày, còn việc tắm, giặt, họ phải đi rất xa tìm nơi có những khe nước nhỏ.
Thầy, trò cõng nước lên non
Việc thiếu nước sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến các trường tiểu học bán trú tại 2 xã này.
Ông Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Gia Khâu, cho biết, mỗi khi đến nhà vận động học sinh đi học, các thầy cô thường phải mang theo quần áo để… tắm nhờ.
Ông Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Gia Khâu bên chiếc thùng rác được cọ sạch dùng để đựng nước mưa. |
Thậm chí, một giải pháp được nhà trường đưa ra là vào mùa đông trời mù sương, nhà trường phải hứng nước đọng lại từ sương mù rơi xuống mái tôn, mỗi một đêm được gần 1.000 lít nước. Nhưng số nước này cũng không thể đủ dùng cho 118 học sinh bán trú.
Ông Tùng cho biết, tại nhiều điểm trường, bất kể vật dụng nào cũng có thể đem ra chứa nước mưa từ xô, chậu, can nhựa, thậm chí là... thùng rác.
Bà Vũ Hồng Nhung, công tác phòng Hành chính, Trường Tiểu học Tả Gia Khâu, cũng chia sẻ, việc dùng nước phải vô cùng tiết kiệm. Nước rửa mặt dùng để rửa tay, chân sau đó tận dụng để tưới cây.
Đủ nước sạch để sinh hoạt là mong ước lớn nhất của người dân nơi đây. |
Học sinh và thầy cô ở bán trú chỉ được giặt quần áo nhỏ tại trường, quần áo dài tay đều phải để đến cuối tuần mới đem về nhà giặt.
Bà Đỗ Thị Tươi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dìn Chin, cũng cho biết, có những thời điểm vào mùa “khát” nước, các thầy cô giáo khi đi làm phải tự chở theo hai bình nước to.
Nhà trường cũng phải vận động mỗi học sinh mang theo bình nước 1,5 lít để phục vụ việc nấu ăn, vệ sinh trường lớp, tưới vườn rau.
Sau khi thông tin về "vùng đất khát" ở Lào Cai được chia sẻ, nhiều đoàn tình nguyện, từ thiện từ các nhóm bạn trẻ, tổ chức, cơ quan đoàn thể từ các nơi đã và đang lên với mảnh đất này. Ngoài sách vở, quần áo và vật dụng cá nhân, họ gửi tặng cho người dân, các trường học những bồn chứa nước cỡ lớn để trữ nước trong mùa mưa.
Anh Vàng Seo Pao (30 tuổi, xã Dìn Chin) chia sẻ: “Trước đây, nước vo gạo, rửa rau… chúng tôi phải giữ lại để sử dụng trong sinh hoạt. Việc này gây khó khăn trong sinh hoạt và không đảm bảo vệ sinh.
Chúng tôi mong được hỗ trợ lắp đặt máy bơm để bơm nước lên vào bình trữ nước, để các gia đình không phải lo cảnh đi kiếm nước hàng ngày”.
Được biết, trong 11 thôn bản của Dìn Chin có 2 khu vực thiếu nước trầm trọng. Xã Tả Gia Khâu với 12 bản và gần 3.000 hộ dân cũng trong tình trạng tương tự, tất cả đều thiếu đất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt.
Điều mà người dân nơi đây mong mỏi nhất suốt nhiều năm qua chính là sự chủ động về nguồn nước sạch để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Thầy giáo Minh Jue (31 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó anh sẽ bị mất việc vì công khai giới tính thực của mình.