Cô gái quê Vĩnh Phúc là nhân viên marketing của một công ty lớn ở Hà Nội được hơn một năm. Từ khi đi học đến khi đi làm,ộichứngkiệtsứccủlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu âu An luôn muốn trở thành người đứng đầu. Cô luôn đến cơ quan sớm nhất, hoàn thành deadline nhanh nhất và được đánh giá cao. Cô còn sẵn sàng làm thêm phần việc cho đồng nghiệp.
"Tôi nghĩ tuổi trẻ thì cần học hỏi, phấn đấu và chứng tỏ bản thân, đặt nền móng cho sự nghiệp", cô gái nói.
Từ giữa năm, khi khối lượng công việc tăng và các dự án phức tạp hơn, An bắt đầu gặp căng thẳng. Nhiều lần cô làm việc đến 2h sáng để xử lý những yêu cầu khó của khách hàng. Dự án cũ, dự án mới chồng lên nhau, dồn dập đổ về. Sự mệt mỏi kéo dài khiến An mất ngủ, không thể tập trung làm được việc vào buổi sáng, không còn động lực đi làm.
"Không biết bao lần tôi đã khóc rồi mới bắt đầu làm việc được", cô nói. "Dù thức hay ngủ, tôi luôn nơm nớp lo sếp hỏi tiến độ công việc. Cảm giác thất bại bủa vây".
Những áp lực ấy lan sang cả đời sống cá nhân. Một lần bạn trai chỉ tới muộn 5 phút, cô đã gắt gỏng. "Dạo này em khó tính bất thường", anh nhận xét. Đó là lúc Khánh An nhận ra mình đang có vấn đề.
Đi khám tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cô được chẩn đoán mắc burn out (cháy sạch)- một hiện tượng phổ biến trong thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z.
评论专区