Bệnh nhân là Phùng Thị D.,ôgáiLàoCaibịphảnvệsauănconđuôngcọbch nha 22 tuổi, trú tại huyện Hợp Thành, Lào Cai, nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai trong tình trạng mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn sau khi ăn 3 con đuông cọ trong bữa tối.
BS Phạm Văn Dương, khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhân bị phản vệ độ 2, nếu không được xử lý kịp thời sẽ chuyển sang sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng.
Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu phản vệ theo phác đồ. Sau 8 giờ, bệnh nhân hết mẩn ngứa, huyết động ổn định, khó thở nhẹ, có thể ra viện sau 1-2 ngày tới.
Cô gái trẻ bị phản vệ sau khi ăn 3 con đuông cọ
BS Dương cho biết, đuông cọ, đuông dừa hay nhộng tằm là món ăn được nhiều dân người ưa thích, tuy nhiên do thành phần chứa hàm lượng đạm cao nên có thể gây dị ứng, phản vệ hay sốc phản vệ với những người có cơ địa dị ứng.
Phản vệ xảy ra khi cơ thể nạp các dị nguyên từ bên ngoài về, phổ biến nhất là do thức ăn như hải sản, trứng, sữa, do tiêm, thuốc, nọc côn trùng, các yếu tố vật lý, hoá học…
Biểu hiện nhẹ của phản vệ là nổi mày đay, ngứa, phù mạch. Cấp độ 2 có thêm khó thở nông, tức ngực, chảy nước mũi, đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, loạn nhịp. Cấp độ 3 sẽ gây thở nhanh, tím tái, rối loạn nhịp thở, phù thanh quản, rối loạn ý thức, thậm chí sốc, tụt huyết áp. Cấp độ 4 là sốc phản vệ gây ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng tử vong.
Thúy Hạnh
10 phút sau khi thái một củ hành để chuẩn bị nấu ăn tối, nam thanh niên 25 tuổi (Phú Thọ) đột ngột xuất hiện sưng nề mặt, mắt. Tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
(责任编辑:Thể thao)