Vì đã "nhắm" trường THPT Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm) từ lâu,ụhuynhHàNộisốtsắngđặtcọclớptrườngtưkết quả ucl chị Thanh Vân, ở quận Ba Đình, luôn trong tâm thế sẵn sàng, chỉ chờ ngày trường thông báo tuyển sinh. Mua được hồ sơ hôm 20/2 - ngay ngày đầu mở bán, người mẹ đăng ký xét tuyển thẳng bằng học bạ cho con trai. Yêu cầu xét tuyển của trường là thí sinh đạt 4 năm học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt.
Điểm tổng kết của con luôn đạt gần 9 nên chị Vân không bất ngờ khi hai hôm sau nhận thông báo trúng tuyển. Trường yêu cầu nộp hai triệu đồng phí nhập học, không hoàn lại. Chị Vân ngầm hiểu đây là khoản "đặt cọc", giữ chỗ ở trường. Ngoài ra, chị phải nộp thêm hơn 10 triệu, gồm học phí tháng đầu, cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa... Trường cho hay sẽ trả lại khoản này nếu học sinh rút hồ sơ.
"Tôi thấy hai triệu đồng tiền cọc không quá lớn nên chi liền tay. Quan trọng là con đã có chỗ dự phòng nếu trượt công lập", chị Vân nói, cho biết ngoài Đoàn Thị Điểm, chị sẽ nộp thêm hồ sơ vào trường Nguyễn Siêu.
Chị Thu Hương, quận Đống Đa, cũng đang rốt ráo tìm trường tư để đặt chỗ cho con. Người mẹ nói quan tâm tới trường Tạ Quang Bửu, Hoàng Cầu nhưng cả hai đều chưa thông báo tuyển sinh.
Chị cho biết nhà không quá dư dả, nên muốn tìm một trường có mức tiền cọc vừa phải, "cùng lắm" 5 triệu đồng, học phí hàng tháng cũng quanh mức này. Qua bạn bè, chị Hương nghe tin trường THPT Hà Thành đang tuyển sinh, cọc tầm 2 triệu đồng.
"Trường Hà Thành cách nhà gần 10 km nhưng tôi vẫn định đặt cọc trong lúc đợi các trường kia", người mẹ nói.
Nhiều người có lựa chọn giống chị Vân và Hương. Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh Hà Nội với hơn 140.000 thành viên, nội dung về tìm trường tư thục; chia sẻ, hỏi kinh nghiệm nộp hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất, học phí và tiền cọc, được thảo luận sôi nổi.
Ở một nhóm khác với gần 1.000 phụ huynh có con học lớp 9 cũng tương tự. Có phụ huynh cho biết sẽ nộp hồ sơ, đặt cọc ở 3, 4 trường để lựa chọn sau này, song cũng có người băn khoăn vì tiền đặt cọc, học phí cao so với điều kiện gia đình.