Nằm trong chuỗi hành trình lan toả văn hoá đọc,Đọcsáchkhônggiàungayđượcnhưngsẽgiàuvềcảmxúkèo bóng đá bet88 cuối tuần qua, bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Bookstores tiếp tục có buổi talkshow Mẹ Việt dạy con đọc sáchvới chủ đề Cha mẹ làm gì khi con chưa chịu đọc? Buổi talkshow đã thu hút hàng trăm phụ huynh quan tâm tới chủ đề văn hoá đọc này tới tham dự, lắng nghe và chia sẻ.
Đọc sách chính là tự học
Mở đầu buổi trò chuyện, bà Kim Thoa khẳng định, việc đọc sách chính là tự học. "Theo các nhà khoa học, kiến thức của nhà trường chỉ cung cấp cho chúng ta khoảng 25%, số còn lại 75% cần phải tự học, tự đọc mỗi ngày. Muốn xây dựng thói quen đọc sách cho các con, bản thân các bà mẹ phải là người yêu và quan tâm đến sách. Khi yêu sách rồi, việc gieo trồng tình cảm ấy cho con em mình sẽ dễ dàng hơn", bà Kim Thoa nói.
Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Bookstores - người luôn đau đáu lan truyền văn hoá đọc. |
Bà Kim Thoa cho rằng: "Chúng ta luôn nói: Sách rất bổ ích, sách là người thầy, nhưng tôi tin rằng rất ít người cảm nhận thực sự giá trị của sách mang lại cho chúng ta lớn lao như thế nào. Là người đi chia sẻ ở nhiều trường đại học và tôi từng phỏng vấn những sinh viên ở các trường tôi tới thấy rằng, bản thân bạn trẻ ít quan tâm tới sách. Chính vì vậy, tôi mong muốn phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng, Tân Việt Books chuỗi chương trình Mẹ Việt dạy con đọc sáchlà vì thế".
Từ những kinh nghiệm đọc sách của mình, bà Kim Thoa tổng kết được rằng, những vĩ nhân, những nhà lãnh đạo kiệt suất, những tỷ phú, những nhà kinh doanh thành danh đều có tuổi thơ gắn liền với sách. "Môi trường ảnh hưởng tới thói quen của chúng ta rất nhiều, và môi trường đọc sách từ nhỏ, tôi muốn nhấn mạnh rằng đó chính là từ gia đình, cha mẹ", bà Kim Thoa nói.
Minh chứng cho tổng kết của mình, bà Kim Thoa lấy 2 ví dụ điển hình. Thứ nhất, tỉ phú Jeff Bezos – CEO Amazon được mệnh danh là "mọt sách", ông đã lồng ghép sở thích của mình vào công việc kinh doanh bằng cách thành lập công ty bán sách trực tuyến Amazon. Đế chế trăm tỷ Amazon được xây dựng vào năm 1994. Đây được biết đến là sân chơi cho những người có cùng sở thích đọc sách giống vị tỷ phú này.
Ngay từ khi còn là học sinh cấp 2, Jeff Bezos đã đọc cuốn Nhà đầu tư thông thái - cuốn sách mà nhiều người cho rằng, chỉ có sinh viên đại học mới tìm đọc. Tiếp cận với sách từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bằng trực quan nhạy bén, ông đã nhận thấy cơ hội về một thời đại mới của thương mại. Và ngay lập tức chàng trai trẻ lập kế hoạch nghiên cứu top 20 loại hình kinh doanh đặt hàng qua thư và tự hỏi dịch vụ nào có thể được thay thế hiệu quả hơn bằng internet.
Cuối cùng, ông nhận ra sách là mặt hàng mà không có catalogue nào có thể gửi qua đường bưu điện vì nó quá lớn. Do vậy, sách sẽ là mặt hàng hoàn hảo cho internet, nơi tất cả mọi người có thể chia sẻ một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Ngày 16/7/1995, Jeff khai trương trang web Amazon. Trong vài tháng, chỉ nhờ marketing truyền miệng, website này đã bán sách ở khắp 50 bang ở Mỹ và 45 quốc gia khác.
Thứ hai, ông Chung Ju Yung - nhà sáng lập Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc từng sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo khó có tới 8 người con và ông là con trưởng nên từ nhỏ, Chung Ju Yung đã có tính tiết kiệm, cần cù để cùng cha mẹ gách vác nuôi các em.
Như bao gia đình nông dân ở Hàn Quốc, Chung Ju Yung sẽ trưởng thành, lấy vợ và sinh con tiếp tục cuộc đời làm nông dân - như cha mẹ của ông. Thế nhưng bài học về tinh thần không bỏ cuộc, không chấp nhận số phận được Chung Ju Yung rút ra sau khi quan sát cách hành xử của chú ếch xanh và lũ rệp. Đó là những trải nghiệm từ thời niên thiếu luôn khắc sâu đến nỗi ám ảnh trong tâm trí ông. Chuyện là, có một con ếch xanh muốn nhảy lên cành dương liễu, nhưng vì cành cây cao quá nên nó không chạm được. Không nản chí, ếch xanh cứ nhảy, 10 lần, 20 rồi 30 lần... Và cuối cùng, nó cũng thành công.
Khi tới Incheon xin làm việc ở bến cảng, Chung Ju Yung đã không may thuê trọ phải nơi rệp nhiều vô kể. Để thoát khỏi cảnh ngứa ngáy vì bị rệp cắn thâu đêm, ông đã kê bát nước vào 4 chân giường khiến lũ rệp không thể leo lên. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, lũ rệp đã tìm ra con đường mới là leo lên nóc nhà rồi thả mình rơi xuống đúng người để đốt.
Lũ rệp đã vượt qua trở ngại là bát nước, toàn tâm toàn ý cố gắng và đạt được mục tiêu mình muốn. Chú ếch xanh cũng đã nỗ lực phi thường để có thể ngồi trên cành cây cao mình hằng mơ ước. Ếch xanh hay lũ rệp còn làm được như vậy huống chi chúng ta là con người. Chung Ju Yung thường lấy đó làm nguồn động viên mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. Đối mặt với thách thức, điều đầu tiên Chung Ju Yung thường củng cố chính là tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.
Và để có ngày hôm nay, hơn 80 năm cuộc đời, trải bao biến cố thăng trầm, Chung Ju Yung đã đã tự đúc rút cho mình rất nhiều bài học quý báu trong cuốn tự truyện Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách.
Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả
Từ những câu chuyện trên, bà Kim Thoa khuyên các bậc phụ huynh rằng, cho con tiếp cập với sách càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh nên tìm đọc những đầu sách như: Chờ đến mẫu giáo là quá muộn, Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con, Mẹ Do Thái dạy con tư duy,...
"Tôi từng đọc cuốn Chờ đến mẫu giáo là quá muộn - cuốn sách đã có xuất bản cách đây 50 năm ở Nhật Bản và ở Việt Nam cuốn sách chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây. Cuốn sách do tập đoàn Sony viết, dù kinh doanh trong lĩnh vực không liên quan nhưng ông lại thành lập rất nhiều trung tập giáo dục sớm bởi ông đã từng được sống trong môi trường sách và nhận được những bài học giáo dục từ các trang sách từ rất sớm", bà Kim Thoa chia sẻ.
Không gian đọc sách thú vị cũng kích thích sự ham đọc ở những người chưa thích đọc sách. |
Với cuốn Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con của tác giả người Nhật Ibuka Masaru cho chúng ta thấy, người Nhật rất quan tâm tới giáo dục sớm cho trẻ. Ngay từ khi con chào đời được 3 tháng tuổi, người mẹ sẽ được gặp 3 chuyên gia tư vấn để biết cách nuôi dạy đứa con của mình như thế nào. Đó là chuyên gia về y tế, dinh dương và chuyên gia về thư viện. Chuyên gia về thư viện sẽ đến gặp bà mẹ trẻ tư vấn một số kiến thức cho mẹ làm sao nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con từ nhỏ. Cần phải đọc cuốn sách nào. Chính vì thế, chúng ta thấy rằng người Nhật có tính khiêm nhường và tự trọng như thế nào".
Với cuốn Mẹ do thái dạy con tư duy - phần đầu tiên của cuốn sách là dạy con đọc sách. Đối với những người làm xuất bản như chúng tôi, phần gì hay nhất, quan trọng nhất của cuốn sách sẽ được đưa lên đầu. Người Do Thái rất quan trọng việc dạy con đọc sách từ sớm", bà Kim Thoa chia sẻ.
Bằng kinh nghiệm của mình, diễn giả Kim Thoa khuyên các mẹ nên kể cho con nghe câu chuyện truyền cảm hứng vào buổi tối.
"Ai cũng khá bận, không phải lúc nào đến nhà sách được nên các bậc phụ huynh cần chuẩn bị những cuốn sách sẵn sàng ở nhà mình, đưa cho con đọc dần, khi nào có thời gian có sách ngay đọc cho con. Mỗi ngày đọc từ 20-30 là đã rất giá trị trong thời buổi bận rộn như thé này, nhiều hơn nữa càng tốt. Nên duy trì thường xuyên; Tạo góc, trang trí chút ít để biến không gian đọc thành nơi thú vị; Cổ vũ con đọc hàng ngày và khuyến khích con có sổ nhật ký đọc sách, con chưa biét chữ có thể chỉ cho con rằng con đã đọc được cuốn sách nào hàng ngày,...
Đối với các bé từ 0 đến 6 tuổi - giai đoạn vàng của trí não - nên đọc những cuốn tranh truyện nhiều màu sắc để các bé làm quen với sách và bắt đầu tiếp thu ngôn ngữ", diễn giả Kim Thoa khuyên.
"Nếu như không đọc được những cuốn sách hay, nếu như không lấy hình ảnh của con rệp hay con ếch xanh làm mục tiêu phấn đấu thì có lẽ không có tỷ phú Amazon hay ông chủ Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc nổi tiếng như bây giờ. Đọc một cuốn sách không giàu lên ngay được, cũng không kiếm tiền ngay được nhưng chúng ta sẽ giàu về suy nghĩ và cảm xúc. Từ cảm xúc tạo ra hành động, chỉ có hành động mới tạo ra kết quả", diễn giả Kim Thoa nhận định.
Tình Lê
"Vấn đề là làm sao để người dùng mạng không chỉ dành thời gian lướt Facebook, mua hàng trực tuyến mà quan tâm nhiều hơn văn hóa đọc, sử dụng mạng để tiếp cận tri thức, làm đẹp tâm hồn”, Cục trưởng Cục XB Nguyễn Nguyên.