Chia sẻ với hãng tin Al Jazeera,độnhà cái 3 giới chuyên gia nhận định xung đột Nga – Ukraine vào mùa đông năm nay có thể sẽ phải chứng kiến tình trạng bế tắc kéo dài và đẫm máu, do không bên nào chịu lùi bước. Đại tá nghỉ hưu Seth Krummrich đang giữ chức Phó chủ tịch công ty tư vấn an ninh Global Guardian ở Mỹ chia sẻ, “mùa đông sẽ chỉ làm tăng thêm sự khốn khổ, và không bên nào giành được bước đột phá về mặt chiến thuật hoặc hoạt động”. Ukraine triển khai phản công từ đầu tháng 6 và đã lấy lại được một nửa diện tích đất mà Nga giành quyền kiểm soát hồi đầu năm. Tuy nhiên, quân đội Ukraine lại thất bại trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược là cắt đôi lực lượng Nga ở phía đông. Nhưng các chỉ huy cấp cao của Ukraine khẳng định binh sĩ nước này sẽ tiếp tục phản công trong suốt mùa đông. "Ukraine sẽ đẩy mạnh tấn công trong mùa đông. Khi mặt đất đóng băng, quân đội Nga cũng sẽ cố tìm cách tiến quân. Nhưng binh sĩ 2 bên không muốn như vậy. Bởi đó sẽ là thảm họa và khiến thêm nhiều người thiệt mạng”, ông Krummrich nói. Ông Konstantinos Grivas tại Học viện Lục quân Hellenic ở Hy Lạp, nhận định cả Nga và Ukraine đều sẽ "mắc kẹt trong cuộc chiến tiêu hao". Ông cho rằng trong thời gian tới, cả 2 bên sẽ không thể tạo ra lợi thế về công nghệ hoặc chiến thuật, vì họ đang chủ yếu phòng thủ. "Hỏa lực và hệ thống phòng thủ thụ động như bãi mìn và chiến hào dường như vô hiệu hóa năng lực của lực lượng không quân và bộ binh cơ giới. Nếu có bước đột phá quan trọng, đó sẽ là sự sụp đổ do kiệt sức. Giống như một trận đấu quyền anh, võ sĩ không thể chịu thêm đòn đánh, chứ không phải thua do cú knock-out", ông Grivas nhấn mạnh. Chiến lược giành chiến thắng Dù cả Nga và Ukraine đều có chiến lược để giành phần thắng, nhưng cho tới nay họ chưa thành công. Moscow từng hy vọng về sự sụp đổ nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Ukraine, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Khi mục tiêu này thất bại, Nga đã phóng khoảng 10.000 tên lửa vào các thành phố Ukraine để phá vỡ ý chí chiến đấu của binh sĩ đối phương. Vào mùa đông năm ngoái, Nga đã tấn công dồn dập vào các trạm điện của Ukraine, gây ra tình trạng mất điện diện rộng. Còn vào tháng 7 năm nay, Nga đã không kích các cơ sở hạ tầng cảng để ngăn Ukraine xuất khẩu ngũ cốc. Để ngăn làn sóng tấn công của Nga, các đồng minh phương Tây đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không, linh kiện và máy phát điện khẩn cấp để duy trì nguồn điện. Họ còn chuyển tên lửa tầm trung để Ukraine kết hợp với các máy bay không người lái (UAV) nội địa để tấn công Hải quân Nga, cũng như tạo ra lối đi an toàn cho tàu buôn. Thậm chí, Ukraine đã thử chiến lược tấn công của riêng mình bằng cách sử dụng những vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào hậu phương của Nga nhằm làm gián đoạn việc cung cấp vũ khí cho tiền tuyến. Tuy nhiên, Nga đã chuyển kho dự trữ ra khỏi tầm bắn của quân đội Ukraine, và tìm đường vận chuyển thay thế. Ukraine còn phóng UAV tấn công các cơ sở sản xuất tên lửa của Nga, nhưng cũng không thể gây ra thiệt hại lớn. Gần đây nhất, Ukraine đã đề nghị phương Tây viện trợ tiêm kích F-16 với hy vọng thay đổi cục diện xung đột. Song theo các chuyên gia, F-16 không thể phá vỡ thế bế tắc. "Ngay cả khi có F-16, Ukraine cũng không thể sử dụng chúng một cách hiệu quả, do phi công cần hàng nghìn giờ huấn luyện. Tiêm kích F-16 sẽ chưa thể hoạt động hiệu quả ở Ukraine cho tới năm 2025”, ông Andreas Iliopoulos, cựu phó chỉ huy quân đội Hy Lạp nhận định. Hồi tháng 10, Kiev cho biết Nga đã tích trữ hơn 800 tên lửa ở bán đảo Crưm để chuẩn bị cho chiến dịch tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Với khả năng duy trì kho vũ khí và nguồn nhân lực quy mô lớn, một số nhà quan sát cho rằng thời gian đang đứng về phía Nga. "Ukraine có thể sẽ thua trong cuộc chiến tiêu hao kéo dài, bởi đây vốn là cuộc chiến không cân sức", Giáo sư John Mearsheimer tại Đại học Chicago của Mỹ nhấn mạnh. Trên thực tế, xung đột Nga – Ukraine kéo dài cùng với việc Kiev không thể tạo ra bước đột phá lớn trong quá trình phản công đã khiến các nước phương Tây cảm thấy mệt mỏi, cũng như dần cạn kinh phí và vũ khí để tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng lực chiến đấu của các lực lượng quân sự Ukraine trong tương lai. Washington đã hỗ trợ cho Ukraine số vũ khí quân sự trị giá hơn 76 tỷ USD, cùng các khoản hỗ trợ khác kể từ khi Nga – Ukraine xảy ra xung đột. Song mới đây Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đã phải thừa nhận, chính quyền của Tổng thống Joe Biden chỉ còn thời gian đến cuối năm nay, trước khi việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trở nên “thực sự khó khăn”. Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky vẫn khẳng định sẽ không đàm phán, nếu binh sĩ Nga còn ở lại trên lãnh thổ Ukraine. Trái lại, Tổng thống Vladimir Putin có phát biểu ngụ ý mở đường đàm phán với Kiev. "Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine. Tất nhiên, chúng ta nên nghĩ về cách ngăn chặn thảm kịch này", ông Putin nói tại cuộc họp của nhóm G20 hôm 21/11. Còn ở thời điểm hiện tại, theo các chuyên gia, cả Nga và Ukraine vẫn thể hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ, và về trung hạn sẽ chưa có bên nào giành được phần thắng. Ông Zelensky chỉ đạo trực tiếp quân đội Ukraine, Anh nói về thương vong của Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã bỏ qua Tướng Valery Zaluzhny, Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, để trực tiếp đưa ra mệnh lệnh cho các tướng lĩnh.