Dân số Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1960. Ảnh: AP
Trung Quốc vừa công bố báo cáo cho thấy mức tăng trưởng dân số thấp nhất kể từ đầu những năm 1960,ụnữTrungQuốcSinhconkhôngphảinghĩavụcủachúngtôtl bongda mặc dù nước này đã bỏ chính sách một con vào năm 2015 để khuyến khích người dân sinh con nhiều hơn và ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập.
Hôm 11/5, chính phủ nước này đã công bố kết quả cuộc điều tra dân số 10 năm, cho thấy dân số cả nước đã tăng lên 1,41178 tỷ người – tăng 5,38% trong vòng 10 năm, tức 0,53% mỗi năm. Mức tăng này giảm xuống so với mức tăng 0,57% trong 10 năm trước đó - từ 2000 đến 2010.
Sự tăng trưởng chậm lại này không gây bất ngờ, ngược lại còn tốt hơn dự đoán của một số nhà phân tích. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc vẫn chưa giải quyết thoả đáng các nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng ít người muốn sinh con, bao gồm: kết hôn muộn, chi phí sinh hoạt cao và tính linh động của xã hội bị đình trệ.
Theo Cục Thống kê quốc gia, có 12 triệu trẻ em Trung Quốc được sinh ra vào năm 2020, ít hơn 2,65 triệu trẻ so với năm 2019 - tương đương giảm 18%. Dữ liệu sơ bộ được công bố vào đầu năm nay chỉ đưa ra mức giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu này cho thấy Trung Quốc đã tránh được đỉnh dân số trước hạn - điều mà một số nhà phân tích lo ngại, nhưng cũng bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng đặt ra vào năm 2016 - tức là đạt 1,42 tỷ người vào năm 2020.
Cuộc điều tra dân số cũng cho thấy tỷ lệ công dân trên 65 tuổi của nước này tăng từ 8,9% vào năm 2010 lên 13,5% vào năm 2020, trong khi tỷ lệ trẻ em tăng 1,35% và dân số ở độ tuổi lao động vẫn ổn định. Những con số này cho thấy dân số già đi nhanh chóng của Trung Quốc và những lo ngại liên quan đến nền kinh tế.
Ông Ning Jizhe, phó trưởng nhóm điều tra dân số nhận định: “Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang giảm, xuất hiện sự trì hoãn sinh đẻ, chi phí nuôi con cũng tăng lên. Tất cả yếu tố này là lý do dẫn đến sự sụt giảm số trẻ sơ sinh”.
Ông Ninh cho rằng đây là “kết quả tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc”, nhưng ông cũng thừa nhận rằng dân số già “tiếp tục gây áp lực” cho sự phát triển lâu dài.
Tỷ lệ công dân trên 65 tuổi của nước này tăng từ 8,9% vào năm 2010 lên 13,5% vào năm 2020. Ảnh: Reuters
Giữa cuộc tổng điều tra lần trước và lần này, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ chính sách một con khét tiếng của mình, nâng giới hạn lên 2 con, nhưng chính sách mới không có tác động nhiều.
Tiến sĩ Ye Liu, giảng viên cấp cao về phát triển quốc tế tại Đại học King’s College London cho rằng giới hạn 2 con là một “chính sách giá rẻ”.
“Chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch sinh đẻ mà không đưa ra bất kỳ cam kết nào. Vì vậy, về cơ bản, họ đã chuyển trách nhiệm cho người dân, đặc biệt là phụ nữ”.
Với cam kết tăng tuổi nghỉ hưu, phụ nữ sẽ càng khó khăn hơn trong việc trông cậy vào ông bà trong việc hỗ trợ chăm sóc con cái.
Tiến sĩ Lu cũng đề xuất chấm dứt mọi giới hạn sinh đẻ, để “tự do hoá hoàn toàn và khuyến khích sinh con”, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho phụ nữ.
Có một số điều không thể thay đổi. Bà Yen-hsin Alice Cheng, phó giáo sư tại Academica Sinica (Đài Loan) nhận định: “Đó là áp lực của cha mẹ đối với cuộc sống của thế hệ trẻ. Nhưng thế hệ trẻ lại cảm thấy họ đang phải đối mặt với một loạt bất ổn và rủi ro hoàn toàn khác, cũng như các rủi ro và sự cạnh tranh khó khăn từ thị trường lao động. Không phải họ không muốn có gia đình mà là mọi thứ ngày càng khó khăn”.
Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là thời gian khi mà người trẻ ở Đông Á vẫn cảm thấy cần phải hiếu thảo và không yên tâm khi đi ngược lại mong muốn của cha mẹ.
Dữ liệu điều tra dân số cũng cho thấy sự gia tăng dân số di cư từ nông thôn đến thành thị và giảm quy mô hộ gia đình trung bình xuống còn 2,62 người - cái mà bà Ning cho rằng phản ánh “sự di chuyển dân số ngày càng tăng” và cải thiện vấn đề nhà ở, cho phép người trẻ ra ở riêng.
Nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc chọn không sinh con hoặc sinh ít con vì các lý do kinh tế, xã hội. Ảnh: Xinhua
Giáo sư Carl Minzner, giáo sư luật tại ĐH Fordham, cho biết các dữ liệu phù hợp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của Trung Quốc, nhưng cũng có những lo ngại về việc liệu bộ phận dân số di cư có trở thành “công dân hạng 2” hay không.
“Câu hỏi thực sự là liệu họ có được hưởng các dịch vụ xã hội và giáo dục bình đẳng với dân cư thành thị hay không?”
Antonia, một nhân viên pháp lý ở Thượng Hải nhận ra rằng cô không muốn sinh con khoảng 6-7 năm trước. Cô gái 34 tuổi này yêu trẻ con và khi còn trẻ, cô luôn tưởng tượng ra việc sẽ sinh ra những đứa con đáng yêu. Nhưng càng trưởng thành, cô càng thấy cuộc sống bất công. Cô bắt đầu gạt bỏ những áp lực của gia đình, xã hội và chính phủ về việc trở thành một bà mẹ.
“Càng ngày tôi càng nghĩ: Đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn. Tôi đã có một lựa chọn”.
Antonia - người tự mô tả mình là một nhà nữ quyền và thuộc tầng lớp lao động - quyết định không sinh con vì những lý do liên quan đến các yếu tố đã được phân tích: Tính linh động của xã hội bị đình trệ, sinh hoạt phí cao, dịch vụ chăm sóc trẻ công lập hiếm hoi và phân biệt đối xử ở công sở.
Nhiều người phụ nữ như Antonia đang từ chối những hệ quả mà việc làm cha mẹ đặt lên cơ thể, sự nghiệp và cuộc sống riêng tư của họ nặng nề hơn so với người đàn ông.
“Thành thật mà nói, tôi nghĩ nếu chính phủ muốn người dân sinh thêm con, việc của họ là phải giúp chúng tôi có cuộc sống thoải mái hơn”.
“Sinh con không phải là nghĩa vụ của chúng tôi” - Antonia nói.
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Trung Quốc 'khốn đốn' vì dân số, giáo sư đề xuất chính sách 'một vợ nhiều chồng'
Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực đảo ngược sự thiếu cân bằng giới tính nghiêm trọng gây ra bởi chính sách một con và đang khuyến khích các cặp đôi sinh nhiều con hơn.