Triển lãm "Phía sau cánh cửa" đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ phản ánh thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình.
Ngọc Sơn quỳ gối khi được mẹ tặng xe 3 tỷ mừng sinh nhật tuổi 50
Hồ Lệ Thu thận trọng với bạn trai mới sau 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ
Hồng Nhung nhập viện sau khi chồng cũ lên tiếng lý do ly hôn
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức thực hiện triển lãm “Phía sau cánh cửa”,ạolựcgiađìnhphíasaucánhcửadướigócnhìnnghệthuậtsắpđặkết quả bóng đá nữ anh nhằm phản ánh thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, cũng như thể hiện những nỗ lực của Hội LHPN Việt Nam trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, hướng đến mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. |
Để thực hiện triển lãm này, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã nghiên cứu hơn 60 trường hợp bị bạo lực gia đình. Trong số những nhân vật đồng ý chia sẻ, thì chỉ có 7 nhân vật cho ghi âm, chụp ảnh và cho phép Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sử dụng trong trưng bày nhưng phải qua xử lý hình ảnh, không lộ danh tính. Lý do chính là họ sợ câu chuyện công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, con cái của mình, của chồng mình - dù đó cũng là người gây ra bạo lực. Đây thực sự là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ. |
Triển lãm sử dụng phương pháp trưng bày sắp đặt, tạo ra 5 modul gợi mở về những không gian khác nhau trong mỗi gia đình để khách tham quan tự cảm nhận bằng cảm giác cũng như kinh nghiệm của mình trong cuộc sống với các chủ đề: Lời ru buồn, Mặt nạ của hạnh phúc, Gánh nặng không cùng san sẻ, Những trái tim lạc lối, Bỏ thì thương vương thì tội. |
Những tâm sự, chia sẻ của các nhân vật cùng không gian sắp đặt mang tới sự gần gũi quen thuộc, và chính từ sự gần gũi quen thuộc đó giúp công chúng giật mình nhận ra nhiều góc, nhiều vấn đề của chính mình. |
Bởi thói quen trong suy nghĩ, trong cuộc sống làm xúc cảm của người ta bị mài mòn, tình yêu bị khô cạn, nỗi đau trở nên chai lì… Nhưng người ta vẫn thay nhau mang chiếc mặt nạ của hạnh phúc, mà quên đi hoặc không nhận ra rằng trong một khoảnh khắc nào đó mình đã vô tình tạo ra bạo lực hoặc bản thân mình chịu bạo lực tại chính ngôi nhà - nơi đáng ra là tổ ấm của mỗi người. |
Bạo lực giữa chồng và vợ xảy ra, phần lớn do người đàn ông nhận thức sai lầm về vị trí vai trò của mình trong gia đình, khi cho rằng mình có quyền phán xét, giáo dục vợ. Nếu vợ làm trái ý mình hoặc không thực hiện theo mệnh lệnh, người vợ có thể bị mắng chửi, đánh đập. Trong khi đó, người phụ nữ cũng không xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của bản thân đối với chồng, gia đình nhà chồng, tự hạ thấp bản thân mà không biết phát huy, vận dụng quyền dân chủ của mình. |
Các hình thức bạo lực gia đình hiện nay cũng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn trước. Nó thể hiện “dữ dội, ồn ào” ở các gia đình có mức sống bình dân, tầng lớp lao động phổ thông và diễn ra “âm thầm, lặng lẽ” trong các gia đình tri thức. Chính vì vậy, bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình, mà trở thành vấn đề của xã hội, cần sự chung tay, lên tiếng của cộng đồng với thông điệp “Hãy phá bỏ im lặng, chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình”. |
Triển lãm mở cửa đón khách từ 23/11 - 31/12/2018 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. |
Tình Lê
Những vấn đề nóng nhất xã hội như làm giàu bằng chổi đót, xây nhà hát nghìn tỷ, dân chơi 4.0... đều được đưa vào triển lãm tranh biếm hoạ.
顶: 16踩: 61
评论专区