Truyền thuyết ‘Tam chủng thần khí’ TheíẩnTamchủngthầnkhíkèo tài xỉu hôm nayo thần thoại Nhật Bản, vị thần Biển cả và Bão tố Susanoo thường bất hòa với chị mình là nữ thần Mặt trời Amaterasu. Trong một lần quấy phá, Susanoo đã làm Amaterasu vô cùng giận dữ và tự nhốt mình trong hang, khiến cho thế gian chìm trong bóng tối lạnh lẽo. Các vị thần thấy vậy hết sức lo lắng, nghĩ mọi cách để mời Amaterasu ra khỏi hang. Tuy nhiên, hầu như không có cách nào làm lay động quyết định của nữ thần này. Cho đến khi nữ thần của Lễ hội và Hạnh phúc Ame no Uzume xuất hiện, bà đã bày mưu treo một chiếc gương bằng đồng lên cây, khoác hoa cỏ lên mình, đeo một chuỗi ngọc rồi cùng các vị thần mở yến tiệc, nhảy múa trước cửa hang. Không khí náo nhiệt bên ngoài truyền đến khiến Amaterasu thắc mắc: “Tại sao mọi người có thể cười vui vẻ khi không có ta chứ?”. “Vì có một vị thần đẹp hơn Người đang ở đây đấy!”, Ame no Uzume nhanh trí đáp lại. Amaterasu tò mò hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy hình ảnh mình phản chiếu chói lọi trên tấm gương để phía trước hang, tạo ra bình minh xoá tan màn đêm. Trong giây phút bà sững sờ, thần sức mạnh Ameno Tajikarao đã dùng lực mở và kéo cửa hang để đưa Amaterasu ra ngoài, các vị thần khác lập tức lấp hang, mọi người vui vẻ cùng nhau chơi lễ hội. Từ đó, ngày và đêm tiếp tục vận hành trên nhân gian. Góp phần trong việc đem ánh sáng trở lại cho thế gian, chiếc gương phản chiếu hình ảnh nữ thần Mặt trời chính là gương thần Yata no kagami, còn chuỗi ngọc được nữ thần Ame no Uzume đeo khi nhảy múa, nay chỉ còn lại một viên đã trở thành báu vật Yasakani no magatama. Về phần vị thần Susanoo, sau đó ông tìm đến và tạ lỗi với chị mình bằng cách tặng bà thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, chiến lợi phẩm thu được từ việc diệt trừ con rắn 8 đầu Orochi. Sau này, nữ thần Amaterasu trao lại ba thần khí này cho cháu trai là Ninigi no Mikoto và phái ông xuống quần đảo Nhật Bản lập nước. Ba báu vật lại được truyền cho chắt của ông là Nhật hoàng Jimmu - hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản. Vì vậy, ‘Tam chủng thần khí’ trở thành thần vật biểu trưng cho quyền lực hoàng gia, được truyền thừa cho các thế hệ Nhật hoàng đời sau. Tồn tại theo dòng lịch sử Trong lịch sử, từng có nhiều trận chiến nổ ra để tranh giành báu vật. Giai đoạn cuối Chiến tranh Genpei năm 1185, các bảo vật vẫn nằm dưới sự kiểm soát của gia tộc Taira. Sau khi gia tộc Taira bị đánh bại bởi gia tộc Minamoto trong trận hải chiến Dan-no-ura, bà của Nhật Hoàng Antoku 8 tuổi đã ôm cậu bé cùng với thanh gươm và viên ngọc nhảy xuống biển để các bảo vật không rơi vào tay gia tộc Minamoto. Chiếc gương được lính của gia tộc Minamato giữ lại, nhưng khi một người cố gắng mở hộp chứa gương, anh ta lập tức bị mù. Viên ngọc sau đó được các thợ lặn tìm thấy. Một số thông tin cho rằng thanh gươm thật đã bị mất và thay thế bằng bản sao, nhưng cũng có lời đồn thổi nó được đưa trở lại đất liền bởi thế lực siêu nhiên. Mỗi bảo vật đều tượng trưng cho một đức tính quan trọng cần có của một vị Thiên hoàng: Thanh gươm là lòng dũng cảm, chiếc gương thể hiện sự khôn ngoan và viên ngọc biểu tượng cho lòng nhân từ. Trong ba bảo vật, chiếc gương Yata no Kagami được đánh giá là món đồ linh thiêng và có sức mạnh lớn nhất, với khả năng phản chiếu linh hồn, soi tỏ trí tuệ của vị hoàng đế. Thanh gươm Kusanagi no Tsurugi tượng trưng cho lòng dũng cảm trong mỗi vị vua, bắt nguồn từ chiến công diệt trừ mãng xà của thần Susanoo. Việc bị thất lạc trong trận hải chiến Dan-no-ura khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng thanh gươm hiện nay không phải bản gốc. Khác với hai món bảo vật trên, người dân Nhật Bản tin rằng viên ngọc của lòng nhân từ Yasakani no Magatama chính là kho báu duy nhất thực sự còn sót lại cho đến nay, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Mặc dù địa điểm lưu giữ ba báu vật chưa được công bố, nhưng theo các giai thoại dân gian, thanh gươm được cất giữ ở đền Atsuta, thành phố Nagoya; viên ngọc được bảo quản tại Hoàng cung Kokyo, thủ đô Tokyo còn chiếc gương đang ở trong Thần cung Ise, thành phố Ise. Giá trị Hoàng gia Cho đến nay, sự tồn tại của ‘Tam chủng thần khí’ vẫn còn là ẩn số vì ít khi xuất hiện trước công chúng, chỉ có Thiên hoàng và một số thầy tế từ các ngôi đền được phép tiếp xúc. Thậm chí, các chuyên gia còn đặt câu hỏi về sự tồn tại của ba báu vật. Trả lời phỏng vấn đài BBC, giáo sư Hideya Kawanishi (Đại học Nagoya) nói: “Chúng tôi không biết chúng được tạo ra khi nào. Chúng tôi chưa bao giờ thấy những món đồ đó. Ngay cả Nhật hoàng cũng chưa từng được tận mắt nhìn thấy chúng”. Bằng chứng nổi bật nhất về sự tồn tại của ba bảo vật hoàng gia được thể hiện qua các sắc chỉ của Thiên hoàng Hirohito cho viên chưởng quan Đại Nội Kido Koichi vào cuối Thế chiến II (1939 - 1945), trong đó có lệnh phải bảo vệ ‘Tam chủng thần khí’ bằng mọi giá. Vào ngày 1/5/2019, trong buổi lễ đăng quang tại Cung điện Hoàng gia Nhật Bản, Nhật hoàng Naruhito đã được Thượng hoàng Akihito trao lại ‘Tam chủng thần khí’. Tuy vậy, buổi lễ chỉ có sự xuất hiện của hai báu vật là thanh gươm và viên ngọc, còn chiếc gương vẫn được giữ ở đền. Nhật hoàng không trực tiếp nhìn thấy những báu vật này vì chúng được bọc kín trong vải. Nhưng theo nghi thức kế vị, Nhật hoàng Naruhito cũng được thừa kế chiếc gương, thần khí duy nhất không xuất hiện trong các buổi lễ lên ngôi từ nhiều năm trước. Hiện nay, 'Tam chủng thần khí' đã trở thành nguồn cảm hứng cho một số MV âm nhạc, truyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản, là hình mẫu chế tác nhiều món đồ lưu niệm, trang sức, vật trang trí trong nhà... Không chỉ thấm nhuần quyền lực Hoàng gia, những báu vật thiêng liêng này còn là nhân chứng cho từng giai đoạn phát triển của xứ sở hoa anh đào, trở thành các di sản mang giá trị lịch sử, văn hoá. Xuôi dòng thời gian, ba thần vật mang theo bản sắc, sự tự tôn dân tộc cũng như niềm tin của con người dành cho các thế hệ tương lai. Anh Nguyễn(Theo BBC, Insider, Kyodo News) |