Vợ chồng em lấy nhau được 2 bên gia đình hết sức ủng hộ,ờdichúcphânchiatiềntỷcủanhàchồngkhiếncondâuuấtnghẹbd c2 vun vén, đặc biệt là về phía bên nhà chồng. Chồng em làm nhà nước, công việc ổn định nhưng lương "ba cọc ba đồng". Vì vậy, lương anh chỉ đủ để anh đổ xăng xe, ăn sáng, ăn trưa và thỉnh thoảng nhậu nhẹt, dự đám cưới… cùng bạn bè. Các chi phí khác trong nhà đều do em phải lo lắng. Cũng may, công việc kinh doanh buôn bán của em khá thuận lợi nên kinh tế gia đình chưa bao giờ làm em phải đau đầu. Lúc về làm dâu, em đứng ra mở một cửa hàng tạp hóa lớn ngay ở trung tâm của chợ. Sau đó, nhờ ăn nên làm ra, em mở tiếp một cửa hàng khác. Do mở thêm cửa hàng nên em cũng phải thuê thêm người làm. Công việc của em bận rộn trong khi chồng em nhàn nhã hơn. Mẹ chồng thấy vậy lúc nào cũng động viên con dâu hết lời. Bà nói: “Thằng Thắng - tên chồng em, có phúc lớn mới lấy được con. Nhà không có con gái nên từ ngày con về đây, mẹ đã coi con như con gái trong nhà”. Bà khéo léo, nhẹ nhàng nên mẹ chồng con dâu rất hợp nhau. 5 năm đó, không chỉ lo cho gia đình riêng của mình, mọi việc lớn nhỏ của bố mẹ chồng, cũng một tay em chu toàn. Lúc ông bà ốm đau, em cũng vào trông nom trong bệnh viện. Em thường xuyên mua thuốc bồi bổ, có gì ngon đều mang sang biếu bố mẹ chồng. Em trai chồng em xin việc cũng do em tìm hiểu, giới thiệu cho. Mẹ chồng giao toàn bộ công việc những ngày giỗ, lễ, Tết cho em đảm nhiệm. Từ mua đồ thắp hương đến làm mâm cỗ, tổ chức mời khách… em không để ai chê trách một điều gì. Em cứ tưởng mẹ chồng thấy mình vất vả, một lòng một dạ vì nhà chồng sẽ yêu thương mình nào ngờ đấy chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi. Từ lâu, bà đã có nhiều toan tính, đề phòng với em. Cụ thể, gần đây, do sức khỏe kém, ông bà bàn đến chuyện lập di chúc. Tài sản ông bà gồm có 2 căn nhà (một căn nhà đang ở, một nhà cho thuê) và một miếng đất. Miếng đất - bố mẹ chồng em để lại cho con trai út. Căn nhà cho thuê, ông bà quyết định cho con trai thứ. Cuối cùng, căn nhà đang ở, có giá trị lớn nhất - bà để cho chồng em. Nhưng điều đáng nói, ông bà chỉ cho mỗi chồng em, chứ không phải cả 2 vợ chồng. Trong bản di chúc không có một dòng nào nhắc đến tên em. Được biết, ông bà làm như vậy là để đề phòng em. Bà nói với chồng em rằng, em khôn ngoan, sắc sảo trong khi chồng em hiền lành, chậm chạp. Nếu để căn nhà cho cả hai vợ chồng, chắc gì em đã chịu chung thủy cùng anh lâu dài. Sau này, nếu ly hôn, con trai bà sẽ chịu thiệt thòi. Bà làm như vậy cũng là nghĩ xa cho chồng em. Chồng em thấy mẹ lo cho mình, dĩ nhiên, anh ấy rất vui vẻ, đồng thuận. Trong khi đó, em cảm thấy tổn thương sâu sắc. Bà nói coi em như con gái, nhưng lại âm thầm tính toán, đề phòng em. Bao năm em vất vả, lo toan cho nhà chồng nhưng vẫn chưa khiến bà hài lòng. Trước đây, làm được bao nhiêu, em cũng đều chi ra lo cho chồng con và nhà chồng. Chưa một lần nào, em có ý định tích góp một khoản riêng cho bản thân mình. Em sống đâu có tệ với nhà chồng vậy mà nhận lại lại là sự nghi kỵ như vậy. Mấy hôm nay em buồn, công việc làm ăn đành giao hết cho người làm thuê. Em cũng không muốn qua lại nhà chồng bởi em thấy mình chăm sóc, quan tâm hết lòng như vậy nhưng cuối cùng mình vẫn chỉ là người dưng nước lã. Xin độc giả cho em biết, liệu em có đòi hỏi quá hay nhà chồng cư xử tệ với em? Lạc lõng ở nhà chồng, tôi chỉ muốn chạy về ăn Tết với mẹTôi chỉ muốn bỏ lại tất cả để lao về nhà đẻ mình đón Tết... |