4 lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong 3 năm gần đây_lịch thi đấu epl hôm nay
Theĩnhvựctuyểnsinhkémnhấttrongnămgầnđâlịch thi đấu epl hôm nayo Báo cáo về Tuyển sinh và đào tạo khối đại học và cao đẳng sư phạm năm 2022 của Bộ GD-ĐT mới công bố, hơn 467.400 thí sinh trúng tuyển đã nhập học, đạt tỷ lệ 81,17%.
Trong đó, các thí sinh trúng tuyển các ngành lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý nhiều nhất với 26%, tương đương hơn 121.500 em.
Tiếp theo, thí sinh nhập học lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin với 13%, tương đương hơn 60.700 em; các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn cùng chiếm 9% thí sinh nhập học; các lĩnh vực Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi cùng chiếm 6%; lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên 5%. Các lĩnh vực còn lại, số thí sinh trúng tuyển dao động từ dưới 1-4%.
Đặc biệt, 4 lĩnh vực gồm Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội trong 3 năm liền (từ 2020 đến 2022) đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất. Mỗi năm, các ngành này chỉ tuyển được khoảng 40-60% so với chỉ tiêu đề ra.
Bộ GD-ĐT nhận định hầu hết các ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Theo Bộ GD-ĐT, do bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động, cùng với sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường và chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh trong những năm gần đây.
Do đó, việc một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng dễ thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Về giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới, sẽ ban hành danh mục thống kê ngành thí điểm, lựa chọn chỉ đưa vào những ngành mới tuyển sinh tốt hoặc có dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai; hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát lại các ngành tuyển sinh, loại bỏ những ngành đào tạo không còn nhu cầu của xã hội và những ngành mới đào tạo thí điểm kém hiệu quả.
Đồng thời kết nối cơ sở dữ liệu ngành với bảo hiểm xã hội để thống kê tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp; phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin định hướng cho các cơ sở đào tạo về xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành đào tạo.
Ngoài ra, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cơ chế nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với các ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
10 ngành sinh viên tốt nghiệp dễ xin việc nhất ở Việt Nam
Các lĩnh vực đào tạo có tỷ lệ sinh viên có việc làm ở mức cao (đạt tỷ lệ trên 85%), hiện có số lượng sinh viên tốt nghiệp rất thấp, chỉ dao động từ vài trăm đến trên một ngàn sinh viên.相关文章
Gia Huy Store ‘ghi điểm’ với khách hàng nhờ chất lượng dịch vụ
iPhone là thương hiệu điện thoại được yêu thích bởi thiết kế thời thượng và cấu hình mạnh mẽ. Đây là2025-01-2710 lý do khiến iPhone “sợ” Android
2025-01-27HTC tăng dự tính doanh số “dế Google”
Cùng với kỳ vọng này, HTC dự tính số lượng phân phối chiếc di động HTC Touch Diamond chạy trên nền t2025-01-27VTC ra mắt game Xứ sở thần tiên
Xứ sở thần tiên có tên thương mại là Wulin2 do công ty Perfect World - Trung Quốc xây dựng và phát t2025-01-27- Ngược thời gian đón Tết cung đình vương giảDiễn ra ngày 18/1 - 26/1, tại Quảng trường châu Âu - Roya2025-01-27
Đồng bộ hóa 2 chiều cho BlackBerry
Đồng bộ hóa 2 chiều cho BlackBerry Người sử dụng có thể chỉnh sửa, bổ sung nội dung lịch trình hay s2025-01-27
最新评论