Nhà xuất bản “bán chịu” sách giáo khoa cho các trường để chọn sách_tigres uanl vs
Ngày 28/12,àxuấtbảnbánchịusáchgiáokhoachocáctrườngđểchọnsátigres uanl vs Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu các bộ SGK lớp 1 theo chương trình phổ thông mới tới các quận, huyện, nhà trường và giáo viên. Tại đây, Sở GD-ĐT đã mời các nhà xuất bản giới thiệu về các bộ SGK được phê duyệt.
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, với cách làm này, Sở mong muốn nhiều người liên quan đến việc chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới có thể được biết nhất.
Đại diện các phòng GD-ĐT kiến nghị cho rằng vẫn cần để cho giáo viên phải được xem từng cuốn cụ thể nếu muốn chọn sách.
Các trường mong sớm được xem SGK trước khi chọn
Bà Nguyễn Diệu Ánh, Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm cho hay, qua phần giới thiệu đã được làm quen với từng bộ, cuốn sách của các môn học và phần nào hiểu hơn về mục tiêu, cấu trúc, nội dung cũng như phương pháp dạy học của các cuốn.
Song, từng đó là chưa đủ khi các giáo viên vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ 32 đầu sách được phê duyệt.
Trực tuyến tại điểm cầu Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm |
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thạch Thất cho rằng, để giáo viên có thể nhận xét, đánh giá được rõ sách nào ưu việt thì cần có giới thiệu cụ thể hơn về các bộ sách.
“Hiện phòng GD-ĐT của chúng tôi mới chỉ có 2 bộ sách. Hôm nay phát cho các trường để giáo viên tham khảo, người được cuốn này thì không có cuốn khác. Để chúng tôi có thể đánh giá, giáo viên có nhận xét nên lựa chọn bộ nào thì trong tay phải có tất cả các bộ sách”, bà Ngọc nói.
Do đó, bà Ngọc đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội cần có hướng giải quyết để ít nhất mỗi trường có cả 5 bộ sách này.
Đại diện các phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm, quận Thanh Xuân, huyện Ứng Hòa, huyện Quốc Oai,… cũng cho biết, giáo viên của các trường, đặc biệt là đội ngũ dự kiến dạy lớp 1 ở năm học 2020-2021 đều mong được tiếp cận đủ 5 bộ sách để nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
Nhà xuất bản “bán chịu” sách cho các trường
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở cũng đã trao đổi với các nhà xuất bản và bày tỏ muốn để các giáo viên được tiếp cận sớm với SGK. Song do sách chưa có giá nên chưa thể bán trên thị trường, nên các nhà xuất bản chỉ tặng một số lượng nhất định cho các phòng GD-ĐT và qua đó cho các giáo viên tiếp cận nghiên cứu.
Ông Tiến cũng cho hay, NXB Giáo dục Việt Nam thông tin sẵn sàng cung cấp SGK với hình thức “bán chịu” cho các trường để tăng thời gian cho các thầy cô nghiên cứu - khi nào sách giáo khoa “chốt” giá, nhà xuất bản này sẽ thu tiền sau.
Bà Vương Thị Minh Hải, Phó trưởng phòng GD-ĐT thị xã Sơn Tây không đồng tình.
“Chúng tôi không có tiền để chi trả cho việc thẩm định sách. Do đó đề nghị các đơn vị nếu đã có nhã ý mời tham gia lựa chọn thì gửi sách cho chúng tôi. Bộ sách nào không được lựa chọn thì chúng tôi sẽ gửi trả lại 100%. Chứ chúng tôi không mua chịu, mà cũng không mua rẻ”, vị này nói.
Đại diện phòng GD-ĐT thị xã Sơn Tây cũng bày tỏ rất mong nhận được văn bản hướng dẫn lựa chọn SGK càng sớm càng tốt.
Đại diện phòng GD-ĐT huyện Quốc Oai đề nghị các nhà xuất bản sớm cung cấp các SGK về cho các nhà trường để có cơ sở chọn sách.
Về điều này, ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, kể cả khi đã lựa chọn 1 bộ SGK thì các trường vẫn nên có cả những bộ SGK khác để phục vụ việc tham khảo như sách tham khảo trong thư viện. “Chúng ta có ngân sách để đáp ứng việc đầu tư sách trong thư viện. Ngân sách đó có thể dùng mua các bộ sách cần để tham khảo”.
Ông Ngô Văn Chức, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn kiến nghị Sở kết nối với với các nhà xuất bản thiết kế một trang web hoặc cổng thông tin điện tử để đưa những bộ SGK lên đó để các giáo viên, học sinh có thể được tiếp cận.
“Chúng tôi sẽ có ý kiến với các nhà xuất bản để làm sao có thể đưa tất cả các bộ SGK lên website để các thầy cô có thể tham khảo trước bởi thời gian để lựa chọn SGK không còn nhiều”, ông Tiến cho hay.
Ông Tiến nhấn mạnh: Dù SGK có hay phù hợp đến đâu thì vai trò người giáo viên vẫn là quan trọng nhất. “Tôi đi dự rất nhiều giờ. Có những giờ, giáo viên bám chặt lấy SGK ở tất cả các nội dung kiến thức, không có thay đổi gì. Cũng có những giờ, giáo viên hầu như thoát ly SGK. Trong khi nội dung bài học, kiến thức không bị thay đổi nhưng họ lựa chọn những nội dung, tình huống phù hợp, tạo hưng phấn, thích thú cho học sinh”.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, điều đó chứng tỏ SGK là quan trọng nhưng không quyết định tất cả. “Trước mỗi giờ dạy, nếu giáo viên trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi cách để truyền tài nội dung, kiến thức phù hợp học sinh thì sẽ mang đến hiệu quả”.
Thanh Hùng
“Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp?”
- Đến cuối tháng 3/2020, tức còn khoảng hơn 3 tháng nữa, các cơ sở giáo dục sẽ phải báo cáo phương án lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới. Tuy nhiên, đến nay còn nhiều vấn đề đặt ra ở chính công tác này.