您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quê_bxh bđ ý 正文
时间:2025-01-24 02:38:59 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín
Tin thể thao 24H Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quê_bxh bđ ý
Bà Mitsuko Minakawa,ữngphụnữNhậtlấychồngTriềuTiênmộtđờikhôngđượcvềquêbxh bđ ý 77 tuổi và bức ảnh cưới. Vợ chồng bà chuyển tới Triều Tiên năm 1960. |
Đã 6 thập kỷ trôi qua kể từ khi bà Mitsuko Minakawa lên con tàu tới Triều Tiên. Nhưng nỗi đau khổ trong một ngày đầy nắng mùa xuân năm ấy chưa bao giờ vơi bớt trong lòng bà.
Hai tháng trước đó, bà kết hôn với một người đàn ông Triều Tiên tên Choe Hwa-jae, một sinh viên cùng trường với bà ở ĐH Hokkaido - nơi mà bà là nữ sinh viên duy nhất trong số 100 người. Năm ấy, bà Minakawa 21 tuổi, còn ông Choe là một trong số những người gốc Triều Tiên ở Nhật Bản hồi hương. Nhiều người trong số họ là con cháu của những người đã được người Nhật đưa sang để làm việc trong các hầm mỏ và nhà máy.
Hơn 93 nghìn người gốc Triều Tiên, hay còn gọi là Zainichi, đã trở về quê hương từ năm 1959 tới năm 1984, theo thông tin từ Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số đó cũng có 1.830 phụ nữ Nhật Bản giống như bà Minakawa đã kết hôn với những người đàn ông Triều Tiên và một số ít hơn đàn ông Nhật Bản lấy vợ Triều Tiên.
“Chồng tôi là người Triều Tiên và xuất thân nghèo khó. Gia đình tôi đã phản đối cuộc hôn nhân này và không đến dự đám cưới” - bà Minakawa, một trong số 8 người phụ nữ sống ở Triều Tiên đã được nhiếp ảnh gia người Nhật Noriko Hayashi chụp hình cho hay.
“Mẹ tôi đã khóc và nói ‘Xin con đừng đi. Hãy suy nghĩ về việc con đang làm’. Cứ mỗi lần nghĩ lại những điều bà nói, tôi không thể ngừng khóc. Năm đó, tôi mới 21 tuổi”. Bà Minakawa sau đó lấy một cái tên Triều Tiên là Kim Guang-ok. Bà và chồng - người đã qua đời năm 2014 - sau đó định cư ở thành phố cảng phía đông Wonsan, nơi ông làm việc ở một công ty thuỷ sản, còn bà ở nhà nuôi dạy con cái.
Bà Minakawa và bức ảnh hoa anh đào ở công viên gần quê nhà. |
Nhiếp ảnh gia Hayashi tìm hiểu về chương trình hồi hương, và một thực tế là có “những người trở về” gồm cả những phụ nữ Nhật Bản chưa một lần đặt chân tới đất nước Triều Tiên. “Nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ câu chuyện cá nhân nào của những người phụ nữ này” - cô nói. “Tôi muốn biết họ cảm thấy thế nào sau 60 năm rời quê hương, họ nhớ những gì và cuộc sống của họ như thế nào ở Triều Tiên”.
Tuy nhiên, Triều Tiên là một quốc gia khó tiếp cận, đặc biệt là với một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Nhật Bản.
Trong suốt chuyến thăm đầu tiên vào năm 2013 với một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, Hayashi đã thuyết phục được rằng mục đích duy nhất của cô chỉ là gặp gỡ những người phụ nữ, lắng nghe câu chuyện của họ và chụp ảnh chân dung họ.
Trong 12 chuyến đi tiếp theo, cô đã phỏng vấn và chụp ảnh họ tại nhà riêng ở Thủ đô Bình Nhưỡng, Wonsan và Hamhung - thành phố lớn thứ 2 của đất nước.
Hayashi tìm ra sợi dây cảm xúc xuyên suốt tất cả câu chuyện, đó là những người phụ nữ mong mỏi về thăm lại nơi họ được sinh ra và lớn lên. “Đã nhiều lần, tôi nhìn thấy những cảm xúc mà họ giấu kín trong tim mình bao năm qua”.
Khi quyết định tới Triều Tiên, họ đã tin rằng mình có thể trở lại Nhật Bản để thăm gia đình sau khi ổn định cuộc sống mới. Tuy nhiên, việc đi lại tự do giữa Nhật Bản và Triều Tiên là không thể, vì 2 quốc gia chưa đặt quan hệ ngoại giao.
Nhiều thập kỷ trôi qua, chỉ có 5 người phụ nữ mà Hayashi gặp từng được trở lại quê hương trong một thời gian ngắn. Tổng cộng, có 43 người vợ Nhật Bản được phép về nước vài ngày trong khuôn khổ các chương trình hồi hương đặc biệt được tổ chức vào các năm 1997, 1998 và 2002.
Chính vì thế, Hayashi bỗng dưng trở thành mối liên hệ hiếm hoi của những người phụ nữ này với quê hương mà họ đã bỏ lại. Với một số người, nữ nhiếp ảnh gia còn là mối liên hệ duy nhất của họ với đất nước - nơi họ sinh ra. Tám người phụ nữ mà Hayashi đã chụp ảnh hiện đều ở độ tuổi 70-80 và đều là goá phụ. Ba người đã qua đời. Trong năm qua, cô đã phải tạm hoãn các chuyến thăm vì đại dịch Covid-19.
Hayashi kể lại rằng, họ đã cười nói vui vẻ mỗi khi cô tới thăm. Họ nắm tay cô và giới thiệu cô với các con cháu. Và một lúc sau, những người khác sẽ rời khỏi phòng để họ tự do nói chuyện.
“Hầu hết cha mẹ họ đều phản đối quyết định ra đi, nhưng họ nói rằng đừng lo lắng, họ sẽ quay về. Cuối cùng, thậm chí họ còn không được gặp cha mẹ trước khi chết. Họ đều khóc mỗi khi nói về điều này”.
Bà Aiko Nakamoto, 87 tuổi chưa bao giờ trở về Nhật Bản. “Thậm chí, chỉ 1-2 tiếng thôi là đủ rồi” – bà mơ ước. |
Bà Aiko Nakamoto cũng đến Triều Tiên cùng chồng vào năm 1960 sau 2 năm kết hôn ở Nhật Bản.Quê bà ở tỉnh Kumamoto. “Tôi thường tới đền thờ với bạn bè và chơi ở đó khi còn nhỏ. Năm 26 tuổi, tôi gặp ông ấy. Lúc đầu, tôi không nhận ra ông ấy là người Triều Tiên vì tiếng Nhật của ông ấy hoàn hảo. Ông ấy là một người ấm áp và tôi đã đem lòng yêu thương”.
Cũng giống như nhiều phụ nữ khác, bà không được trở về Nhật đã 60 năm. “Tôi chỉ muốn về thăm quê hương và phần mộ của cha mẹ”.
Những người phụ nữ khác cũng chia sẻ với Hayashi về niềm khao khát được về thăm gia đình.
Bà Fujiko Iwase - người đã qua đời ở Triều Tiên năm 2018 - từng chia sẻ với Hayashi về cuộc gặp cuối cùng của bà với mẹ và chị gái.Họ đã đến Tokyo thăm bà trước khi bà rời Nhật Bản.
“Chúng tôi tin rằng sẽ gặp lại nhau sau một vài năm nữa. Kể từ khi sang Triều Tiên, tôi chưa bao giờ làm việc bên ngoài, nhưng tôi thích đan ở nhà” - bà kể với Hayashi khi họ trò chuyện với nhau ở một quán cà phê ở Hamhung. “Chồng tôi học đại học và trở thành bác sĩ. Khi bạn già đi, bạn bắt đầu nghĩ về những ngày xưa cũ ở quê nhà”.
Bà Takiko Idelà một trong số ít phụ nữ tham gia chương trình hồi hương năm 2000. “Tôi gặp chồng mình năm 15 tuổi khi cả hai chúng tôi đều là tài xế xe buýt. Mẹ tôi phản đối cuộc hôn nhân vì chồng tôi là người Triều Tiên. Chúng tôi chuyển đến Triều Tiên năm 1961 mà không cho bà biết. Tôi là con gái duy nhất nên chắc hẳn bà cảm thấy rất buồn và thất vọng”.
Bà trở về Nhật Bản lần đầu tiên sau 39 năm và phát hiện ra rằng người mẹ đã qua đời 2 năm trước đó ở tuổi 99. “Cuối cùng, khi có thể tới thăm mộ bà, tôi đã nói lời xin lỗi”.
Trong số tất cả phụ nữ mà Hayashi từng phỏng vấn, cô thấy bị thu hút nhiều nhất bởi bà Minakawa. “Bà là một phụ nữ rất độc lập. Bà ấy chọn sống với người đàn ông mà bà yêu và xây dựng cuộc sống mà bà muốn ở tuổi 21, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc phải xa cách bạn bè và gia đình ở Nhật Bản”.
“Bà nói với tôi rằng: ‘Khi rời Nhật Bản, tôi tập trung vào hạnh phúc của riêng mình nhưng mẹ tôi thì vô cùng lo lắng. Chỉ sau khi có con, tôi mới hiểu cảm xúc của bà”.
Tránh khơi lại vết thương tình cảm, Hayashi không bao giờ hỏi thẳng bất cứ người phụ nữ nào rằng họ có hối hận khi rời Nhật Bản hay không. “Tôi biết họ đã phát điên khi nhận ra rằng mình có thể sẽ không bao giờ quay lại được nữa. Nhưng tôi cũng thấy họ trân trọng cuộc sống và gia đình mình ở Triều Tiên. Nếu có cơ hội về thăm Nhật Bản một lần, họ sẽ trở về. Một trong số họ nói với tôi rằng, chỉ cần một chuyến thăm ngắn thôi là đủ, sau đó bà có thể nhắm mắt ra đi”.
Hai trong số 5 người còn sống mà Hayashi đã phỏng vấn có gửi thư qua lại cho gia đình ở Nhật Bản. Gọi điện thoại là một thứ xa xỉ ở đây, còn truy cập email là một đặc quyền chỉ giới thượng lưu chính trị ở Bình Nhưỡng mới được sử dụng.
Những người khác, bao gồm cả bà Minakawa, đã mất liên lạc với gia đình. Hayashi đã cố gắng liên lạc với người thân của bà ở Nhật Bản nhưng chưa được.
Giờ đây, khi đã 77 tuổi, bà Minakawa mơ ước: “Tôi muốn về Nhật Bản lần cuối, nếu có thể. Cứ đến tháng 5, khi hoa keo nở rộ, tôi lại mở cửa sổ để hương thơm ùa vào phòng. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ nhà”.
Xem thêm video: Biển người Triều Tiên xem lễ thượng cờ, bắn pháo hoa chào năm 2021
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Vượt qua mọi rào cản, chàng trai Triều Tiên Joseph Park và cô gái Hàn Quốc Juyeon nên duyên vợ chồng
Top 10 xe bán chạy tháng 4: VinFast VF e34 bứt tốc, Mitsubishi Xpander hạ nhiệt2025-01-24 02:58
Chết vì cả gan chụp ảnh sóng thần2025-01-24 02:34
Bị bắt vì 'làm chuyện ấy' trong nhà thờ2025-01-24 01:58
Doanh nghiệp an toàn thông tin Việt được trao chứng nhận quốc tế cho dịch vụ SOC2025-01-24 01:58
Xe công thanh lý giá rẻ chỉ từ vài chục triệu đồng2025-01-24 01:55
Theo Tăng Thanh Hà, Phương Linh tặng quà tết trẻ nghèo2025-01-24 01:45
Lý Nhã Kỳ: Nhiều đàn ông yêu nhưng tôi không đáp lại2025-01-24 01:08
Đấu trí tập 17: Lam từ chối lời đề nghị của đại úy Vũ2025-01-24 00:42
Kết quả bóng đá2025-01-24 00:40
Lý Hùng kể chuyện bị chặn đường “bắt cóc” giữa đêm khuya2025-01-24 00:38
Truy tố cựu TGĐ Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình và 11 bị can2025-01-24 02:32
Gia hạn tạm trú online ở đâu2025-01-24 02:19
Cô gái bị quân Gaddafi cưỡng hiếp kể chuyện2025-01-24 02:14
Bùi Lan Hương run vì trai đẹp, Uyên Linh 'tay trong tay' Lân Nhã2025-01-24 02:00
Bắt gã trai lừa bán 4 lô đất ven sông Hàn chiếm đoạt hơn 7 tỷ2025-01-24 01:42
Ca sĩ Isaac chia sẻ không màng ngoại hình nhưng làm gì cũng đẹp2025-01-24 01:40
Trường học đưa ‘việc tử tế’ vào giáo trình2025-01-24 01:35
Phạm Văn Phương2025-01-24 01:05
Giải xe đạp TH TPHCM: Thành Tâm đoạt áo vàng chung cuộc2025-01-24 00:44
Thu Phương bày tỏ cuộc sống chẳng ai nói hay, dạy khôn nhau được!2025-01-24 00:31