- Người miền Trung đón Tết bên cạnh những món ăn ngon truyền thống của người Việt thì còn rất nhiều món mang phong vị riêng của vùng đất này.
Món ngon từ đậu phụ trong ẩm thực Nhật
Cách làm món canh sườn nấu sấu chua dịu mát cho bữa cơm ngày hè
Cách làm mực khô xào miến,ónngontruyềnthốngngàyTếtcủangườimiềkeonhacai.com 5 món ngon khiến ông xã ngất ngây
Bánh tét miền Trung
Bánh tét miền Trung mộc mạc, giản gị. Nguyên liệu chính cũng giống như bánh tét miền Nam gồm nếp, đậu xanh, thịt heo, ... Tuy nhiên, phần nếp trong bánh hơn phần nhân bánh rất nhiều và bánh được buộc khá chặt. Khiến bánh trong cứng cáp và có thời gian sử dụng lâu hơn. Khác hẳn với bánh tét miền Nam, phần nhân rất nhiều, phần nếp bao ngoài cũng mỏng hơn nhiều.
Bánh tổ
Với người dân xứ Quảng thì món bánh tổ luôn được xem là một trong những món ăn ngon truyền thống trong ngày Tết. Nguyên liệu chính của món bánh này là gạo và đường. Khi sên bột nếp và đường thì cho kèm thêm ít gia vị và nguyên liệu phụ trợ tự nhiên như gừng, mè trắng để làm món bánh thêm hấp dẫn.
Bánh hơi cứng nên khi ăn sẽ được cắt thành những miếng nhỏ cho vừa miệng. Nhiều người muốn ăn mềm thì có thể nướng bánh lên trước khi thưởng thức. Một cách khác là có thể cắt mỏng bánh tổ rồi đem chiên cho vừa ăn. Chính vì đặc tính khô cứng và ngọt này nên thời hạn sử dụng của bánh tổ có thể kéo dài cả tháng.
Bánh lăn
Nhiều gia đình miền Trung vẫn thường hay dùng bánh lăn để cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết. Giống với tên gọi bánh lăn được chế biến bằng cách lăn tròn và nén trộn từ các nguyên liệu như nếp, cà chua, cà rốt, quất, dứa (thơm), gừng, chuối, ... thành hình khối trụ giống bánh tét. Khi ăn bánh được cắt thành những lát mỏng, có thể nhâm nhi với nước trà nóng là rất hợp đấy.
Nem chua miền Trung
Miền Trung có nhiều vùng làm nem chua nổi tiếng như Bình Định, Phú Yên,… Thông thường nem chua miền Trung không cần phải bổ trợ chua bằng thính gạo mà chỉ trực tiếp phối trộn các nguyên liệu cùng với kỹ thuật tạo vị chua tự nhiên. Những miếng nem chua lớn hơn ngon tay cái được gói trong lá ổi hay lá chùm ruột và được bao ngoài bằng nhiều lớp lá chuối khá dày. Khi nem chín sẽ có màu hồng và có vị chua. Khác với nem chua miền Nam do có thính gạo và muối diêm nên khi nem chín sẽ có màu đỏ và vị thiên về ngọt. Ngoài ra nem chua miền nam được gói trong nylon rồi với bọc ngoài bằng lá chuối.
Chả bò
Chả bò Đà nẵng là thương hiệu chả bò khá nổi tiếng trong món ngon ẩm thực Đà Nẵng được công nhận là một trong 50 món ngon đặc sản nổi tiếng, đóng góp không nhỏ vào thành công du lịch của địa phương. Chả bò cũng là món ăn đặc trưng truyền thống trong ngày Tết của nhiều địa phương miền Trung.
Chả bò thường xuất hiện trong bàn tiệc đãi khách dịp Tết của người miền Trung. Khi ăn thường được cắt lát nhỏ và bày trí khác đẹp mắt. Màu chả bò đỏ nhạt, vị cay thơm của tiêu và hương vị bò đặc trưng tạo nên phong vị riêng biệt cho món chả.
Dưa món
Nếu miền Bắc chuộng dưa hành, miền Nam chuộng dưa kiệu thì dưa món là món ăn phổ biến và cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Trung.
Dưa món là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu tươi như: cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu, ... mỗi thứ một mớ, sau khi sơ chế được ngâm trong hũ với bí quyết nước ngâm riêng của từng nhà, từng vùng.
Vị ngọt giòn, chua chua của món dưa món rất được nhiều người ưa thích. Dưa món chủ yếu được dùng ăn kèm với bánh tét để tạo cảm giác chống ngấy hiệu quả và giúp ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn.
Thịt heo ngâm nước mắm
Đa số mỗi nhà đều có thể tự làm cho gia đình một hũ to thịt heo ngâm nước mắm đơn giản và nhanh gọn để dùng dần. Với nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng của các tỉnh duyên hải miền trung nên ta cũng không bất ngờ khi món thịt heo ngâm nước mắm cũng là một trong những món ăn được xem là truyền thống trong ngày Tết của người dân nơi đây. Vị béo mặn và có chút hơi ngọt của các miếng thịt ngâm nước mắm ăn cùng với cơm nóng thì hết sẩy luôn đấy nhé.
Những món ngon ngày Tết của người miền Trung vô cùng hấp dẫn và độc đáo, mang được nét riêng và ngon miệng.
Thu Hiền(tổng hợp)
(责任编辑:Cúp C1)