Tím tái sau 30 phút uống sữa Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất,ànhtrìnhnghẹtthởcứuconthángtừcõichếtvìsốcphảnvệkhiuốngsữabộty le nha cai 5 dễ gây tử vong nhất không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Mới nhất, anh Lê Huy Dương, trưởng khoa Dược, BV Hợp Lực, Thanh Hoá chia sẻ câu chuyện kinh hoàng nhất trong cuộc đời mình khi chứng kiến cô con gái 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống sữa bột. Anh Dương cho biết, ngày 11/4 vừa qua, vợ anh đi công tác, để lại sữa mẹ cho con gái nhưng lượng không đủ, nên bà pha thêm sữa bột nổi tiếng của Nhật Bản cho cháu uống lúc 10h sáng. Đến 10h30, anh nhận được điện thoại của bà, báo bé bị nổi đỏ như dị ứng, không nôn, không đe ngòi hay khó thở. Nghĩ con bị dị ứng, anh nhắc bà cho bé uống 1/3 viên clopheniramin 4mg, sau đó các nốt lặn đi, da còn hơi đỏ. Ngay lập tức nghĩ đến sốc phản vệ, là tình huống tối cấp cứu, anh Dương liền tiêm 0,2 ml adrenalin 1 mg vào bắp đùi cho con gái. Sau đó, anh chở bà và bé bằng xe đến BV Nhi Thanh Hoá nhanh nhất có thể, vì 1 mũi adrenalin chỉ có tác dụng trong khoảng 5 phút. Trên đường đi, anh vẫn mang theo 1 ống adrenalin 1mg để phòng di chuyển chậm quá sẽ dừng lại tiêm tiếp. May mắn, bé được đưa đến BV sau 5 phút, được chuyển thẳng lên phòng cấp cứu. Lúc này phổi bé bình thường, nhịp tim hơi nhanh nhưng da đã hồng trở lại, bé vẫn chơi và cười. Tuy nhiên, tình trạng bé xấu đi nhanh chóng, huyết áp tụt, môi nhợt nhạt, bé được chuyển gấp xuống khoa Hồi sức tích cực của BV, đặt monitor, dùng phác đồ cấp cứu chống sốc. Tình trạng sauu đó có tiển triển. Đến 15h, tình trạng bé lại xấu đi, SPO2 bắt đầu giảm mạnh, môi nhợt nhạt...Bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm và dùng phối hợp các thuốc vận mạnh nhưng không tiến triển. Đến 18h cùng ngày, bác sĩ thông báo bé khó qua khỏi, cơ hội còn dưới 10%. Trước đó BV đã từng tiếp nhận 3 ca, rơi vào tình trạng tương tự và đều không qua khỏi. “Lúc đó mình thực sự hoang mang, có nghĩ đến chuyển ra BV Nhi TƯ nhưng di chuyển thì quá nguy hiểm, trên đường có thể không xử lý được gì. Lúc đó cũng xác định mất con rồi, không còn gì nữa nên nhắm mắt đưa con đi”, anh Dương kể lại. Hành trình nghẹt thở, cơ hội sống còn 1-2% 19h30, chiếc xe cấp cứu rời Thanh Hoá. Anh Dương ôm con, 2 cán bộ BV Nhi Thanh Hoá đi cùng hỗ trợ, mang theo 3 bơm tiêm điện, máy thở , 2 bình oxy và các thuốc cấp cứu. Chiếc xe lao đi vun vút, tuy nhiên đến Ninh Bình bị tắc đường do tai nạn. Tài xế xe cứu thương nhanh chóng rẽ sang làn đường ngược chiều, rú còi, cố đi nhanh nhất có thể. Vừa thoát tắc ở Pháp Vân, chiếc xe lại gặp tắc đường trên cao. Lúc này đã gần 22h đêm , mà vẫn tắc là điều bất thường. Quay lại không được, tiến lên không xong, bình oxy thứ 2 sắp hết, máy thở báo động liên tục vì cũng gần hết pin. Anh Dương ôm con mà ứa nước mắt, chỉ biết than trời sao nỡ diệt đến cùng đường sống của con. Chiếc xe nhích từng cm, đến cổng BV Nhi TƯ lúc 22h30, đúng lúc này máy thở ngừng hoạt động, 1 nhân viên phải bóp bóng liên tục, 1 người khác ôm 3 bơm tiêm điện, cả ekip ôm bé chạy vào phòng cấp cứu. Lúc này mạch bé không bắt được, huyết áp không đo được. Các bác sĩ chỉ định dùng đến 4 vận mạch, bơm máu vào kim luồn đang đặt bơm tiêm điện (truyền máu), bơm albumin, ép tim, hút đờm, tiêm salbutamol... May mắn, bé có có mạch trở lại. Dù vậy bác sĩ cho biết, cơ hội sống chỉ còn 1-2%, sợ không kịp chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Đúng như dự đoán, lên đến nơi, mạch lại không bắt được, tiếp tục hồi sức lần nữa. Mạch lại lên trở lại, dù vậy tình trạng bé vẫn hết sức nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. 1h ngày 12/4, sau hơn 2 tiếng đợi ở ngoài. Anh Dương được bác sĩ gọi vào thông báo tình trạng của con gái tiếp tục xấu đi. Bé sẽ phải lọc máu liên tục xem còn hi vọng gì không. Đêm muộn, anh Dương nhận được hàng chục cuộc điện thoại của gia đình, đồng nghiệp... nhưng không dám nghe cuộc nào. 3h sáng, anh Dương mới dám nói sự thật với ông nội bé về tình hình ở ngoài Hà Nội và làm công tác tư tưởng cho gia đình. Sáng 12/4, anh Dương bắt đầu nghe điện thoại, thông báo sẽ không còn hi vọng gì nữa. Ai cũng cầu nguyện phép màu sẽ xảy ra. 12h30, bác sĩ gọi anh vào thăm con, thông báo bé vẫn lọc máu, thở máy, 4 vận mạch đã giảm còn 2. Anh le lói một chút hi vọng. Từ đây, sức khoẻ của bé tiến triển nhanh chóng. Hơn 1 ngày sau cai được vận mạch, 3 ngày sau cai máy thở và cai lọc máu, được ra khỏi phòng cách ly. Đến ngày 18/4, bé được xuất viện trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình. Cháu bé đã được sinh ra thêm lần nữa. Qua trường hợp của con gái, là người trong ngành, anh Dương nhấn mạnh, dị ứng và phản vệ là 1, phản vệ có 4 mức độ và có thể chuyển mức từ mức 1 sang mức 2, 3,4 rất nhanh. Anh Dương cũg chỉ rõ, nhiều người quan niệm chỉ tiêm thuốc, tiêm vắc xin mới bị sốc phản vệ là sai, tỉ lệ bị sốc phản vệ qua đường tiêu hoá do thức ăn khá cao trên cơ địa dị ứng. Anh dẫn chứng, khi con gái vẫn ở viện, anh chứng kiến 1 bé 7-8 tháng tuổi bị sốc phản vệ do ăn lòng đỏ trứng gà, vào viện trong tình trạng đã tím tái. Thúy Hạnh Đang ăn bột, bé trai 11 tháng đột nhiên lả dần và chỉ sau vài chục giây mắt bé bắt đầu trợn lòng trắng, môi và mặt tím tái.Anh Dương đã có những phút đứng lặng trước cửa Khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi cầu nguyện 1 phép màu cho con gái
Tuy nhiên đến 11h40, khi đi làm về, anh thấy con gái bị ban đỏ khắp người, rồi nôn ra sữa, lau xong phát hiện các đầu chi bị tím lại. 5 phút sau, vùng tím lan tới bắp chân và khắp bàn tay kèm thở rít.Phút bé trai HN bị ‘tử thần’ mang đi khiến cả nhà hoảng loạn