Những ngày qua,Đềxuấtbắtbuộcđàotạocấpchứngchỉđểláimáybaykhôngngườilákết quả sivasspor sự việc người đàn ông 49 tuổi va chạm với một drone (máy bay không người lái) tại địa phận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, dẫn tới tử vong trở thành chủ đề được quan tâm. Trong đó, nhiều người đề xuất về việc phải siết chặt các quy định liên quan tới việc điều khiển drone và yêu cầu bắt buộc phải đào tạo, cấp chứng chỉ đối với người điều khiển trước khi vận hành drone hay các thiết bị tương tự. Vậy đối chiếu với các quy định hiện hành, pháp luật quy định ra sao về điều kiện để được điều khiển các loại tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ? Trả lời Điều 13 Nghị định số 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay cần phải thực hiện các công việc sau: Làm thủ tục xin phép trước khi tổ chức các hoạt động bay; dự báo, thông báo trước ngày bay theo quy định; nắm vững các quy định, nội dung của việc tổ chức, thực hiện hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu để xảy ra mất an toàn hàng không, gây thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất... Còn theo Điều 14 Nghị định này, các hành vi bị nghiêm cấm được liệt kê bao gồm tổ chức bay khi chưa được cấp phép; bay không đúng khu vực hay mang chở các chất phóng xạ, chất cháy nổ trên tàu bay... Tiếp nối các quy định trên, tại Dự thảo Luật Phòng không nhân dân 2023, việc đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được bổ sung các quy định như sau: Về việc đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật này quy định như sau: Thứ nhất, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải đăng ký tại các cơ quan chức năng của Bộ Công an trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thứ hai, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ của Quân đội, Công an đăng ký theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Thứ ba, thông tin đăng ký, chủ sở hữu tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải được thông báo cho cơ quan quân sự địa phương các cấp để phối hợp quản lý. Theo khoản 2 Điều này, việc khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được quy định như sau: Thứ nhất, người trực tiếp điều khiển phải đủ 18 tuổi trở lên, được đào tạo kiến thức về hàng không và được cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật, không sử dụng chất cấm theo quy định của pháp luật; Thứ hai, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng Tham mưu) cấp phép cho chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Bộ Công an cấp phép cho chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ do Bộ Công an quản lý. Khi cấp phép cho hoạt động bay trong khu vực cấm bay, hạn chế bay tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực khác có ảnh hưởng đến hoạt động bay của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự phải được sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) và Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng Tham mưu). Thứ ba, Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đơn vị bộ đội biên phòng ở khu vực biên giới trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo và hiệp đồng đối với hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong phạm vi quản lý. Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia và Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực có trách nhiệm trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay đối với hoạt động bay.