Đầu tháng 11,ộcgọimạodanhEVNyêucầungườidâncàiapplạseoul – gwangju chị Loan, 42 tuổi, trú quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhận được cuộc gọi từ số điện thoại từ người tự xưng nhân viên chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội). Anh ta đọc đúng địa chỉ nhà chị và thông báo gia đình chưa đóng tiền điện tháng 10.
"Chị bận nhưng không hay quên, chắc chắn đã chuyển khoản ngay hôm EVN gửi hóa đơn qua tin nhắn, lịch sử chuyển khoản vẫn còn", chị Loan đáp qua điện thoại.
Song "nhân viên EVN" cho hay hệ thống chưa thấy ghi nhận việc đóng tiền, yêu cầu chị kiểm tra lại lần nữa và đóng tiền, nếu không sẽ cắt điện.
Dừng cuộc gọi, chị Loan cẩn thận xem lại lịch sử giao dịch của tài khoản ngân hàng, thông báo đã thanh toán của ngân hàng gửi về email. Chắc chắn đã nộp, chị định gọi lại cho "nhân viên EVN" theo số cũ thì anh ta đã dùng số khác gọi tới.
"Nhân viên" này đề nghị kết bạn qua Zalo để gửi đường link cài thêm app mới của EVN. "Tiền điện là do một công ty thứ ba thu hộ EVN. Từ 1/10, EVN triển khai app này, chị sau khi chuyển khoản thanh toán cần chụp lại giao dịch rồi gửi lên đây để hệ thống cập nhật mới được ghi nhận là đã trả tiền điện", anh ta nói với chị Loan.
Chị Loan thấy cũng có lý, dừng cuộc gọi, chuẩn bị làm theo hướng dẫn thì được đồng nghiệp ngồi bên cạnh "thức tỉnh". Chị được cảnh báo đây có thể là bẫy lừa đảo vì cho rằng EVN không thể yêu cầu khách làm thêm thao tác rườm rà là up ảnh chụp đã chuyển khoản tiền điện thành công, hơn nữa cũng không thấy việc này được thông báo rộng rãi trên truyền thông.
Xâu chuỗi lại sự việc với 3 số điện thoại gọi đến từ cùng một người, chị Loan thấy điều đồng nghiệp phân tích cũng có lý. Lúc này, trên cửa sổ chat Zalo hiện lên tài khoản tên "Bình điện lực EVN" với lời chào, kèm đường link để cài app nhưng chị Loan đã lạnh lùng chọn thao tác "Báo xấu" trên nền tảng này.